Nâng cao sức cạnh tranh từ cải tiến năng suất

Việt Linh - Duy Hiếu (Ban Thời sự)-Thứ năm, ngày 17/01/2019 14:32 GMT+7

VTV.vn - Khi áp dụng TPM hiệu suất máy móc của doanh nghiệp có thể tăng từ 20 - 30%, thậm chí đến hơn 70%.

Tại dây chuyền nhựa ép phun của nhà máy Nhựa Thaco, nhân viên vận hành được huấn luyện để có thể tham gia từng bước vào các hoạt động vệ sinh - kiểm tra - bôi trơn máy móc thiết bị. Bản thân mỗi nhân viên sẽ gắn bó hơn với thiết bị để cùng tạo ra sản phẩm tốt nhất.

Ông Nguyễn Ngọc Hòa - Giám đốc Nhà máy Nhựa Thaco nói: "Khi áp dụng TPM, hiệu suất máy sẽ tăng lên từ 20-30% và sẽ loại bỏ được những thao tác thừa. Ngoài ra, công nhân sẽ nâng cao được tay nghề".

Áp dụng tích hợp hệ thống quản lý chất lượng, môi trường và công cụ cải tiến duy trì hiệu suất thiết bị tổng thể (TPM) là phương pháp quản lý được áp dụng đầu tiên tại Nhật Bản, sau đó được phổ biến, áp dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất công nghiệp trên toàn thế giới. Theo đó, công nhân vận hành phải đảm nhiệm cả công việc bảo dưỡng hàng ngày, còn bộ phận bảo dưỡng chuyên trách sẽ quản lý và đảm nhiệm các công tác bảo dưỡng quan trọng định kỳ.

Sau 7 tháng triển khai, việc áp dụng TPM đã giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu suất hoạt động, loại bỏ sự cố, sai sót của máy móc thiết bị như chỉ số hiệu suất của máy làm thí điểm (là chiếc máy ép phun nhựa 250 tấn) đã tăng từ mức 43% - 75%. Điều này giúp doanh nghiệp hợp lý hóa chi phí sản xuất, cải tiến chất lượng sản phẩm và dịch vụ, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước