Sức ép chuyển đổi xanh với ngành công nghiệp kim cương nhân tạo

VTV Digital-Thứ năm, ngày 22/02/2024 07:17 GMT+7

VTV.vn - Giá kim cương thô tự nhiên đã giảm 15% giá trị. Thậm chí kim cương thô nhân tạo giá còn giảm tới 35%, trái ngược với cơn sốt về kim cương nhân tạo bùng nổ năm 2018.

Trong 1 năm qua, giá kim cương thô tự nhiên đã giảm 15% giá trị khi nhiều người tiêu dùng toàn cầu không hào hứng với hàng xa xỉ như trong đại dịch. Thậm chí mặt hàng kim cương thô nhân tạo giá còn giảm tới 35%, trái ngược hoàn toàn những gì đã diễn ra khi cơn sốt về kim cương nhân tạo bùng nổ năm 2018.

Kim cương nhân tạo có thực sự lấp lánh và mang tính bền vững như những gì quảng cáo. Sức ép chuyển đổi xanh đang khiến các doanh nghiệp sản xuất trên thế giới phải xem xét lại toàn bộ quy trình nếu muốn loại đá quý này còn chỗ đứng trên thị trường.

Kim cương nhân tạo đang càng phổ biến. Ngay cả những ngôi sao hạng A như Emma Watson hay Meghan Markle cũng được biết đến là người chuộng kin cương nhân tạo, vì chúng rẻ hơn và về cơ bản trông giống hệt bằng mắt thường. Loại đá quý được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm này hiện chiếm 20% thị trường kim cương toàn cầu.

Bà Ulrika D’haenens-Johansson - Giám đốc cấp cao về nghiên cứu kim cương tại Viện Đá quý Mỹ cho biết, "Trước đây, kim cương được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm có chất lượng kém, khách hàng thực sự có thể nhận biết bằng mắt thường như sự phân bố màu sắc không đồng nhất. Hiện nay, khi nhu cầu cao hơn về màu sắc và hàm lượng tạp chất thấp hơn nên bạn không thể biết chúng được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm hay tự nhiên".

Song ngành công nghiệp này đang chịu sức ép rất lớn trong vấn đề giảm phát thải carbon. Kim cương nhân tạo được hình thành trong buồng nén áp suất rất cao và nhiệt độ khoảng 1.500 độ C.

Tại Ấn Độ - công xưởng lớn nhất thế giới của kim cương nhân tạo, 75% điện năng dùng trong quá trình sản xuất này đến từ than đá. Trớ trêu thay, những viên kim cương đó vẫn được dán nhãn là bền vững và thân thiện môi trường.

"Người tiêu dùng muốn mua một viên kim cương nhân tạo, với suy nghĩ rằng đó là sự lựa chọn bền vững nhất, tôi khuyên họ nên thực sự xem xét lại. Hầu hết các viên kim cương được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm trên thị trường đều được sản xuất ở nước ngoài, gây ô nhiễm môi trường thực sự cao do nguồn năng lượng cung cấp cho chúng đều từ nhiên liệu hoá thạch", bà Page Neal - Chủ cửa hàng trang sức Bario Neal nhận định.

Tại Mỹ - thị trường tiêu thụ đá quý lớn nhất toàn cầu, năm ngoái cứ 3 chiếc nhẫn đính hôn được bán ra này là sử dụng kim cương nhân tạo. Chứng nhận nuôi cấy kim cương bằng năng lượng tái tạo, thu giữ carbon hoặc trung hòa carbon thông qua tín chỉ do các nhà sản xuất kim cương mua đang là những đòi hỏi khắt khe nếu doanh nghiệp muốn bán hàng đến tay người tiêu dùng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước