Tạo nguồn lực ổn định kinh tế vĩ mô

Ban Thời sự-Chủ nhật, ngày 05/12/2021 20:15 GMT+7

Quang cảnh diễn đàn. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân.

VTV.vn - Các đại biểu tham dự Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021 đã đưa ra nhiều giải pháp kiểm soát lạm phát, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô.

Trong phiên thảo luận bàn tròn về chuyên đề "Phối hợp các chính sách tài khoá, tiền tệ linh hoạt, hiệu quả, tạo nguồn lực ổn định kinh tế vĩ mô", các đại biểu nhấn mạnh đến yêu cầu chủ động, linh hoạt trong điều hành cũng như phối hợp chặt chẽ các chính sách này với các chính sách kinh tế khác nhằm kiểm soát lạm phát, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô.

Ông Phạm Thanh Hà, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cho biết: "Theo thống kê của chúng tôi từ đầu năm đến giờ, chúng ta đã chứng kiến 93 lượt tăng lãi suất của các NHTƯ và từ tháng 9 đến nay tăng 50 lượt tập trung vào cuối năm và rất ít lượt hạ lãi suất. Điều hành chung của thế giới đang thận trọng dần với chính sách tiền tệ nên lạm phát chính là thách thức trong thời gian tới và Ngân hàng nhà nước cũng phải theo dõi rất sát, nếu có nguy cơ lạm phát hiện hữu, chúng tôi có thể kiểm soát tiền tệ và có thể ảnh hưởng ảnh hưởng đến thanh khoản của thị trường".

Ông Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, nói: "Chúng ta phải có khung pháp lý để hệ thống ngân hàng, để các ngân hàng thương mại họ dám, họ có thể, họ dám làm. Ví dụ, chuyện hỗ trợ lãi suất phải tường minh, rõ ràng, trách nhiệm bên tài khoá, bên ngân sách bên ngân hàng thương mại, ngân hàng nhà nước".

Ông Trần Hoàng Ngân, đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh phát biểu: "Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, những doanh nghiệp tổn thương nặng nề nhất như ngành vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, giải trí, tôi nghĩ rằng đối với doanh nghiệp chúng ta có hỗ trợ phi tiền tệ. Đây là gói giải pháp mà chúng ta thoáng hơn thì khu vực dân doanh sẽ phát triển. Đó là thể chế và chúng ta đang cố gắng từ đây đến cuối tháng này chúng ta có 1 luật để sửa đổi 8 luật, khi đó nó sẽ góp phần đầu tư kinh doanh phát triển".

Và tại chuyên đề cuối cùng của Diễn đàn kinh tế về "Bảo đảm an sinh xã hội và nguồn cung lao động trong quá trình phục hồi kinh tế", các đại biểu đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm sớm thị trường lao động, việc làm trong bối cảnh hiện nay.

Ông Jonathan Pincus, chuyên gia cao cấp UNDP tại Việt Nam, cho biết: "Vẫn có những người yếu thế, những lao động trong khu vực phi chính thức, họ không đóng bảo hiểm xã hội và gặp rất nhiều khó khăn, chưa tiếp cận được những chính sách hỗ trợ bằng tiền mặt. Vậy phải làm sao ngay trong ngắn hạn có thể chuyển tiền hỗ trợ đến với họ sớm nhất, nhất là khi Tết Nguyên đán đã gần đến nhu cầu chi tiêu của họ là rất lớn. Cùng với đó là tìm cách đưa lao động trở lại nơi làm việc thật an toàn. Những việc này vừa giúp bảo đảm an sinh xã hội, vừa thúc đẩy phục hồi kinh tế".

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021: Cân nhắc chia chính sách tài khoá và tiền tệ thành 3 giai đoạn Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021: Cân nhắc chia chính sách tài khoá và tiền tệ thành 3 giai đoạn

VTV.vn - Cần sớm xây dựng và ban hành chính sách tài khóa và tiền tệ hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước