Ảnh minh họa - Nguồn: Dân trí.
Phải mất 1 năm đàm phán, đạt 600 chỉ tiêu kỹ tiêu thuật những tấn gạo ST25 đầu tiên mang thương hiệu của một doanh nghiệp Việt đã được bày bán tại các kệ siêu thị trên nước đất nước Nhật - một thị trường có 30 năm kinh nghiệm nhập khẩu gạo với tiêu chuẩn khắt khe bậc nhất thế giới. Chính vì thế, đại diện của doanh nghiệp khẳng định thử thách sắp tới là làm sao để giữ ổn định được chất lượng gạo xuất sang Nhật.
Ông Nguyễn Chánh Trung - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Long cho hay: "Mục tiêu của chúng tôi vẫn là giữ được chất lượng, muốn tăng sản lượng thì phải xuất phát từ khả năng mở rộng vùng trồng và xử lý sau thu hoạch đạt chất lượng đi Nhật".
Chất lượng phải đồng đều, giá cả hợp lý, nguồn cung ổn định chính là những thách thức rất lớn đối với doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam. Điều này càng khó khăn hơn trong bối cảnh 2 năm trở lại đây, giá vật tư đầu vào của ngành lúa gạo liên tục tăng cao, lợi nhuận của doanh nghiệp gạo theo cũng bị ảnh hưởng
"Ví dụ như phân bón, xăng dầu có thời điểm tăng lên tới 40% làm đội giá thành giá lúa tăng lên, nhưng giá gạo xuất khẩu không tăng hoặc tăng rất ít. Doanh nghiệp phải hỗ trợ đồng hành cùng người nông dân, nên lợi nhuận bị bào mòn", ông Phạm Thái Bình - Tổng giám đốc, CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An cho biết.
Cũng theo các chuyên gia, một khó khăn nữa hiện nay là thị trường tầm trung nhưng khá tiềm năng là châu Phi đã chuyển sang mua gạo Ấn Độ để được hưởng mức giá rẻ hơn, chi phí vận chuyển thấp hơn.
Vì vậy, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các doanh nghiệp cần đẩy mạnh xuất khẩu các thị trường như Trung Quốc, Bangladesh, Iran và Sri Lanka; tiếp tục tận dụng các FTA để đẩy mạnh xuất khẩu sang EU, Anh… Dự kiến sản lượng xuất khẩu gạo năm nay khoảng 6,4 triệu tấn, vượt 300.000 tấn so với năm 2021.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!