Chính phủ vừa ban hành Nghị định 138 về việc lập dự toán, quản lý, sử dụng chi thường xuyên ngân sách Nhà nước. Nghị định này được kỳ vọng sẽ góp phần giải quyết những "điểm nghẽn" trong việc bố trí kinh phí mua sắm tài sản, trang thiết bị; cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng thời gian qua.
Theo Luật Ngân sách Nhà nước thì việc cải tạo, sửa chữa, mở rộng trụ sở, công trình, máy móc được dùng ngân sách chi thường xuyên hàng năm. Nhưng theo Luật đầu tư công, việc này lại thuộc danh mục đầu tư công trung hạn, phải có trong kế hoạch 5 năm.
2 luật không đồng đồng bộ, thống nhất, dẫn đến tình trạng các đơn vị, địa phương có cách hiểu khác nhau, thậm chí sợ sai, không dám làm. Các công trình, trụ sở, máy móc xuống cấp lại không được tu bổ, sữa chữa kịp thời. Chính vì vậy, thực hiện sự đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ Tài chính đã tích cực, khẩn trương xây dựng và hoàn thiện dự thảo Nghị định xin ý kiến các cấp có thẩm quyền.
Ngày 24/10 Chính phủ đã ban hành Nghị định 138, cho phép các đơn vị, địa phương sử dụng dự toán chi thường xuyên hàng năm để sữa chữa, cải tạo, mở rộng, mua sắm tài sản công mà không cần phải có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn.
"Điều này sẽ góp phần cho các Bộ ngành, địa phương được chủ động sử dụng chi thường xuyên để sử dụng nhiệm vụ, dự án mà ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được phê duyệt. Tạo sự chủ động cho các Bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt nhiệm vụ cấp bách như Đề án 06", ông Bùi Anh Bình - Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính cho biết.
Nghị định 138 cũng quy định rõ với việc cải tạo, nâng cấp, mở rộng với công trình đã có thì chỉ với quy mô tối đa không quá 15 tỷ đồng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!