Đề xuất được nhiều doanh nghiệp bất động sản đưa ra nhất là mong muốn được cơ cấu nợ, không chuyển nhóm nợ để doanh nghiệp không bị thành nợ quá hạn. Đề xuất thứ hai là nới hạn mức tín dụng để doanh nghiệp có thể tiếp tục tiếp cận nguồn vốn vay.
Hiện dư nợ tín dụng bất động sản tính đến cuối năm 2022 đạt khoảng 2,58 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 24,2% so với cuối năm 2021. Theo Ngân hàng Nhà nước, đây là một trong những lĩnh vực tăng trưởng cao nhất và chiếm tỷ trọng dư nợ lớn nhất đối với nền kinh tế trong 5 năm qua.
Đại diện các ngân hàng thương mại cho biết, hạn mức tín dụng hiện vẫn còn, nhưng với đề xuất cơ cấu nợ đã có những quy định pháp lý chung, điều quan trọng là doanh nghiệp cần có các dự án khả thi.
Vì vậy, cần có những giải pháp tổng thể để cùng thúc đẩy thị trường bất động sản. Các vướng mắc về thủ tục pháp lý chiếm 70% đối với thị trường bất động sản nên cần sự phối hợp, triển khai đồng bộ các giải pháp từ các Bộ, ngành liên quan.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!