Thế vận hội dưới góc nhìn của những kế hoạch đầu tư

Linh Lê (VTV24)-Thứ hai, ngày 08/08/2016 11:32 GMT+7

VTV.vn - Sự kiện thể thao lớn giống như một canh bạc rủi ro. Nếu đầu tư không nhìn xa trông rộng, về lâu về dài chỉ có thua lỗ chứ không có lãi.

Kỳ Olympic năm 2014 tại Sochi, Nga đã lập kỷ lục về số tiền phải chi trả cho quá trình tổ chức. Tổng số tiền mà quốc gia này đầu tư vào Olympics lên đến 51 tỷ USD, vượt xa so với kế hoạch chi tiêu chỉ 12 tỷ USD trước đó. Sau Olympic, nước Nga thu về lợi nhuận 53 triệu USD.

Tuy nhiên, trong mắt nhiều người, Olympic Sochi không phải một khoản đầu tư có lợi lâu dài. Phần lớn phí tổn được bỏ ra để đầu tư vào trang thiết bị đối phó với thời tiết lạnh, trong khi Sochi đã là thành phố ấm nhất trong các quốc gia xứ lạnh từng tổ chức Thế vận hội mùa Đông. Cùng với đó, theo thời gian, Sochi đi vào vết xe đổ của nhiều thành phố chủ nhà Olympic trước đó khi các tòa nhà to lớn và tốn kém giờ rơi vào cảnh đìu hiu. Chất lượng công trình ngày càng xuống thấp, với chi phí bảo dưỡng lớn hơn lợi nhuận thu về được từ giá trị sử dụng và du lịch.

Trong khi đó, Olympic 2012 tại London, Anh có chi phí khiêm tốn chỉ 20 tỷ USD, nhưng lại đặc biệt được ca ngợi về phương pháp điều hành hiệu quả. Nhiều nghiên cứu cho thấy, Olympic đã thúc đẩy thương mại và đầu tư tại Anh. Quan trọng hơn, các khoản đầu tư vào cơ sở vật chất vẫn đang được khai thác một cách hiệu quả.

Nhiều công trình phục vụ Thế vận hội được xây dựng theo kiểu tạm thời, và sau đó có thể tháo dỡ để sử dụng vào mục đích khác. Các tòa nhà được xây cho vận động viên giờ cũng trở thành khu chung cư cao cấp phục vụ người dân. Thành phố London thật sự đã tận dụng tối đa các nguồn tài nguyên từ Olympic trong quá trình phát triển lâu dài.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước