Theo hãng tin Bloomberg, lợi suất trái phiếu chính phủ Australia và New Zealand ngày 25/3 cùng giảm xuống mức thấp kỷ lục trong phiên giao dịch đầu tuần. Tình cảnh tương tự cũng diễn với lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản, Đức kỳ hạn 10 năm.
Trước đó, trong phiên ngày 22/3, đường cong lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ lần đầu tiên tiên trong 1 thập kỷ bị đảo ngược, tức lợi suất trái phiếu ngắn hạn cao hơn lợi suất trái phiếu dài hạn, một dấu hiệu cho thấy suy thoái kinh tế có thể sắp xảy ra.
Ông Ed Cofrancesco, CEO Công ty tư vấn International Assets Advisory, Mỹ cho rằng các nhà đầu tư đang thực sự lo ngại Mỹ sẽ bước vào một đợt suy thoái kinh tế và sớm muộn gì cũng sẽ có một đợt điều chỉnh trên thị trường chứng khoán.
Thị trường tiền tệ đang đặt cược khả năng 90% FED cắt giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm trong thời gian từ nay đến tháng 12/2019, tiếp đó là một đợt cắt giảm nữa vào tháng 9/2020. Sự đặt cược này được đưa ra sau khi FED dự báo không tăng lãi suất trong năm nay trong cuộc họp chính sách tiền tệ vào tuần trước.
Tuy nhiên, giới quan sát đã chỉ ra, việc giới đầu tư đổ xô mua các loại trái phiếu an toàn kỳ hạn ngắn hiện nay sẽ dẫn tới việc bán tháo trái phiếu một số nền kinh tế mới nổi ở khu vực châu Á. Hiện lợi suất trái phiếu chính phủ Indonesia kỳ hạn 10 năm đã tăng 5 điểm cơ bản, lên mức 7,66%. Rõ ràng đây là một tín hiệu tiêu cực đối với tài sản của các nền kinh tế đang phát triển.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!