Chè là một trong những mặt hàng nông sản bị ảnh hưởng lớn bởi đại dịch COVID-19. 5 tháng đầu năm, xuất khẩu chè đạt khoảng 46.000 tấn, trị giá khoảng 72 triệu USD, giảm tới hơn 10% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Những thị trường truyền thống của Việt Nam như: Đài Loan (Trung Quốc), Pakistan và Nga gần như đóng băng.
Mấy tuần vừa qua, rất đông khách đã trở lại xưởng chế biến của HTX chè La Bằng (Đại Từ, Thái Nguyên) để thưởng thức trà, mua trà.
Các hộ tham gia liên kết phải tuân thủ sản xuất chè đúng quy trình VietGAP và hữu cơ.
Trước đó, suốt 2 tháng giãn cách xã hội do dịch COVID-19, HTX này đã nhận đơn hàng qua điện thoại, gửi hàng qua dịch vụ vận chuyển.
Đợt dịch COVID-19, tuy bị giảm 15% lượng bán, nhưng với kho chứa lớn, HTX La Bằng vẫn thu mua đều đặn hơn chục tấn chè mỗi tháng cho dân. Để đảm bảo liên kết bền vững, HTX phải giữ đúng cam kết bao tiêu sản phẩm, còn các hộ tham gia liên kết phải tuân thủ sản xuất chè đúng quy trình VietGAP và hữu cơ.
Chè đã trở thành cây làm giàu cho người dân Thái Nguyên.
Hiện Thái Nguyên đã có hàng trăm điểm giới thiệu đặc sản tại các xã vùng chè. Đây là nơi quảng bá và tiêu thụ phần lớn tổng sản lượng khoảng 230.000 tấn chè búp tươi của toàn tỉnh. Nhiều điểm bán còn chế biến sản phẩm mới như: nước uống, kẹo, bột matcha từ chè.
Không phải gặp khó trong xuất khẩu Thái Nguyên mới chuyển hướng về thị trường trong nước cho cây chè. Nhiều năm nay, địa phương này đã có chính sách, trong đó chú trọng hỗ trợ hạ tầng sản xuất, chi phí phân bón, 100% chi phí chứng nhận sản phẩm hữu cơ, thiết kế bao bì và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm.
Linh hoạt, kiên trì giữ vững thị trường nội địa, cây chè đã thành cây làm giàu, vùng chè thành sản phẩm du lịch hấp dẫn, cho thu nhập cao và ổn định, bình quân 250 triệu đồng/ha/năm.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!