Thích nghi với diễn biến dịch kéo dài để duy trì tăng trưởng kinh tế

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ bảy, ngày 28/03/2020 06:26 GMT+7

VTV.vn - Tăng trưởng kinh tế quý I/2020 thấp nhất trong 10 năm qua. Làm thế nào để tăng trưởng kinh tế vẫn đạt mục tiêu 6,8% của Chính phủ?

Dịch COVID-19 đã tác động đến nhiều ngành, lĩnh vực của Việt Nam, khiến GDP quý I/2020 chỉ tăng 3,82%. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ tăng 0,08%; dịch vụ tăng 3,27%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,15%.

3,82% là mức tăng trưởng thấp nhưng đây vẫn là mức tăng khá so với các nước trong khu vực khi dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến toàn thế giới thời gian qua. Một số quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore đều tăng trưởng âm. Các quốc gia Đức, Thái Lan cũng chỉ tăng trưởng 0,2%. Malaysia chỉ tăng 2%. Trên toàn cầu, Ngân hàng Thế giới dự báo cả năm nay chỉ đạt tăng trưởng 2,4%, cũng là mức thấp nhất trong 10 năm qua.

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch COVID-19, giải ngân vốn đầu tư công quý I vẫn tăng so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 13,2% kế hoạch năm do sự chỉ đạo quyết liệt trong giao kế hoạch vốn từ đầu năm, những tháo gỡ thủ tục hành chính trong Luật Đầu tư công sửa đổi.

Có một tín hiệu tích cực từ khảo sát các doanh nghiệp chế biến chế tạo. Nếu cuối năm ngoái chỉ có 58% doanh nghiệp đánh giá quý I năm nay có triển vọng ổn định và tốt hơn thì nay có tới 74%  doanh nghiệp đánh giá quý II sẽ ổn định và tốt hơn quý I cho thấy triển vọng tích cực và sự tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp.

Đáng chú ý, với số liệu quý I, Tổng cục Thống kê đã điều chỉnh lại kịch bản tăng trưởng của cả năm với 3 kịch bản. Trong trong 2 kịch bản đầu tiên, khi dịch COVID-19 kéo dài tới hết quý II hoặc hết quý III, Tổng cục Thống kê dự báo mức tăng trưởng đều trên 5%, dù kịch bản 2 sẽ có thấp hơn kịch bản một đôi chút. Kịch bản 3 vẫn giữ mục tiêu đặt ra là GDP tăng 6,8%. Tuy nhiên, kịch bản 3 được đánh giá vô cùng thách thức. Khi đó, một câu hỏi được đặt ra là có nên điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng 6,8% hay không? 

Một số nhóm giải pháp cho các quý tiếp theo đã được đề cập trong buổi họp báo của Tổng cục Thống kê chiều 27/3 là:

+ Quan tâm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh. 

+ Xử lý các điểm nghẽn thể chế để đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, đặc biệt là các dự án trọng điểm. 

+ Triển khai quyết liệt các giải pháp phòng chống dịch tả lợn châu Phi. 

+ Chú trọng vào nội nhu của nền kinh tế, thúc đẩy vai trò của người tiêu dùng Việt Nam.

+ Giữ ổn định kinh tế vĩ mô với chính sách tiền tệ linh hoạt, hài hòa với chính sách tài khóa. 

+ Đảm bảo an sinh xã hội. 

Quan trọng là các giải pháp này dựa trên sự chủ động, tích cực, không hoảng sợ và thích nghi với diễn biến của dịch bệnh. Những yếu tố mang tính chất khủng hoảng như dịch bệnh là cơ hội để chúng ta cùng nhìn sâu hơn vào nội tại mỗi doanh nghiệp và nội tại cả nền kinh tế. 

Tăng trưởng lợi nhuận các công ty chứng khoán năm 2019 như thế nào? Tăng trưởng lợi nhuận các công ty chứng khoán năm 2019 như thế nào?

VTV.vn - Theo thống kê về các công ty chứng khoán năm 2019, lợi nhuận không hoàn toàn suy giảm, có những đơn vị còn tăng trưởng hàng trăm phần trăm.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước