Thiếu cơ chế để doanh nghiệp FDI lên sàn

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ hai, ngày 12/08/2019 11:18 GMT+7

VTV.vn - Sau giai đoạn thí điểm từ năm 2003 cho 7 doanh nghiệp FDI lên sàn, đến nay thị trường chứng khoán Việt Nam không đón thêm được doanh nghiệp FDI nào.

Lên kế hoạch niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã từ vài năm trước, giấy tờ liên quan cũng đã nộp đầy đủ nhưng một doanh nghiệp FDI đến từ Đài Loan (Trung Quốc) vẫn đang mòn mỏi chờ ngày lên sàn.

Ông Tony T Hsu - Tổng Giám đốc, CTCP Công nghiệp Ngũ Kim Fortress cho hay: "Tôi không hiểu sao quá trình phê duyệt cho doanh nghiệp FDI niêm yết tại Việt Nam lâu đến vậy. Quan hệ giữa nội bộ công ty và các cổ đông cũng khá căng thẳng bởi họ đầu tư vào rất nhiều quốc gia trong khu vực và thường xuyên chất vấn về việc tại sao tình trạng này đang diễn ra tại mỗi Việt Nam".

Sự bức xúc cũng đang xảy ra tại khối doanh nghiệp FDI Hàn Quốc, các công ty chứng khoán chia sẻ nhận được đề nghị hỗ trợ niêm yết ngày một nhiều, nhưng đều phải trì hoãn do không có cơ chế. Dường như sau giai đoạn thí điểm năm 2003, chứng kiến nhiều doanh nghiệp FDI lên sàn xong kinh doanh kém hiệu quả, giá cổ phiếu "tụt dốc", nhiều nhà đầu tư thất vọng cũng khiến các nhà làm luật "chùn bước".

Ông Kang Moon Kyung - Tổng Giám đốc, CTCP Chứng khoán Mirae Asset nói: "Tôi nghĩ điều làm Chính phủ Việt Nam vẫn cân nhắc bởi lo ngại các doanh nghiệp FDI sử dụng việc lên sàn như một chiến lược "thoái lui", có nghĩa sau khi niêm yết, các cổ đông lớn sẽ bán hết phần vốn đầu tư và rút về nước".

Tuy nhiên, theo các chuyên gia "nỗi sợ" cũng không nhất thiết phải kéo dài mười mấy năm như vậy bởi từ kinh nghiệm của những nước trong khu vực, đây là việc hoàn toàn có thể kiểm soát được.

"Để tạo khung pháp lý thuận lợi, các doanh nghiệp FDI cũng có thể huy động vốn trên thị trường chứng khoán và giới hạn các nguồn vốn sở hữu ban đầu trong việc niêm yết trên sàn", ông Đỗ Bảo Ngọc - Phó Tổng Giám đốc, CTCP Chứng khoán Kiến thiết cho hay.

Rõ ràng có những rủi ro để lo sợ, để phòng ngừa khi xây dựng cơ chế cho doanh nghiệp FDI lên sàn, nhưng theo các chuyên gia, uống thuốc đừng chỉ nên tập trung quá vào tác dụng phụ. Rất nhiều doanh nghiệp FDI làm ăn tốt, rất nhiều nhà đầu tư đang quan tâm, đấy là mục tiêu chính nên được nhìn nhận trong quá trình xây dựng cơ chế bình đẳng cho các doanh nghiệp FDI sớm lên sàn, để chứng khoán Việt Nam thực sự là một thị trường đa dạng, đem đến cơ hội đầu tư và cả sự hiệu quả cho doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Tự động hóa trong sản xuất - Cách làm mới của doanh nghiệp gạo FDI Tự động hóa trong sản xuất - Cách làm mới của doanh nghiệp gạo FDI

VTV.vn - Thay vì sử dụng nhiều lao động, một doanh nghiệp gạo FDI đã đầu tư hệ thống đóng gói tự động để tiết kiệm nhân công, vừa đa dạng hóa sản phẩm.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước