Thiếu nguyên liệu, doanh nghiệp xoay đủ cách

Ban Thời sự-Thứ tư, ngày 20/07/2022 15:10 GMT+7

VTV.vn - Nguyên liệu sản xuất của các doanh nghiệp đang thiếu trầm trọng. Trước thời điểm chạy nước rút 6 tháng cuối năm, các doanh nghiệp Việt đang tìm mọi cách xoay xở.

Dệt may, thủy sản, da giày, điện tử, gỗ và các sản phẩm từ gỗ… đang là các ngành có mức độ thiếu nguyên liệu lớn.

Doanh nghiệp cho biết, dù có đơn hàng nhiều, nhu cầu thị trường lớn, nhưng doanh nghiệp lại không thể nhận thêm đơn mới do thiếu linh kiện.

"Cung ứng linh kiện điện tử là khó khăn chung của các ngành điện tử. Các bộ phận chức năng của tập đoàn đang hỗ trợ để tìm kiếm nguồn cung nguyên vật liệu", ông Đặng Văn Chung, Tổng Giám đốc Công ty Datalogic Việt Nam, cho biết.

Thiếu nguyên liệu, doanh nghiệp xoay đủ cách - Ảnh 1.

Dệt may, thủy sản, da giày, điện tử, gỗ và các sản phẩm từ gỗ… đang là các ngành có mức độ thiếu nguyên liệu lớn. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Nhân dân)

Một số doanh nghiệp chọn giải pháp trước mắt là đàm phán với đối tác về thời hạn giao hàng và thậm chí chấp nhận bán hàng không có lãi để duy trì hợp đồng dài hạn.

"Chúng tôi có 2 thị trường lớn là Mỹ và Nhật Bản, tỷ lệ 60 - 40. Khi có sự cố đứt gãy nguồn cung ứng, chúng tôi sẽ cân đối 2 khách hàng chính này, phải "thắt lưng buộc bụng" hơn", bà Trương Thị Thanh Bình, Giám đốc Khối Kế hoạch Kinh doanh, Công ty Cổ phần May Sài Gòn 3, chia sẻ.

"Liên hệ với các nhà nhập khẩu bán nguyên liệu cho chúng tôi để có sự tương tác, hỗ trợ lẫn nhau để doanh nghiệp nhập khẩu giảm bớt khó khăn, tạo cho mình có thêm nguồn nguyên liệu để phục vụ sản xuất", bà Cao Thị Kim Lan, Giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Bình Định, cho hay.

Nhiều doanh nghiệp cho biết chuyển hướng nhập khẩu nguyên liệu từ thị trường mới như Nhật Bản và Hàn Quốc.

"Các nguồn nguyên liệu khác nhập từ Hàn Quốc, Nhật Bản thì giá thành cao, từ 15 - 20% so với giá bình thường chúng ta mua để sản xuất hàng xuất khẩu. Do đó, hàng hóa chúng ta sản xuất ra khó cạnh tranh", ông Phạm Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh, đánh giá.

Bên cạnh việc cắt giảm tối đa chi phí, áp dụng khoa học công nghệ, mở rộng thị trường nhập khẩu, việc đầu tư nguồn nguyên liệu từ nội địa cũng là giải pháp được các doanh nghiệp hướng đến. Tuy nhiên trong chiến lược dài hạn, các doanh nghiệp chia sẻ, họ cần thêm sự hỗ trợ từ phía cơ quan chức năng, các tham tán thương mại thông qua việc thiết lập chuỗi cung ứng nguyên liệu từ các thị trường mới.

Ngành da giày đặt mục tiêu tự chủ 70 - 80% nguyên phụ liệu Ngành da giày đặt mục tiêu tự chủ 70 - 80% nguyên phụ liệu

VTV.vn - Ngành da giày đặt mục tiêu phát triển tỷ lệ cung cấp trong nước nguyên vật liệu và phụ liệu đạt từ 75 - 80%.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước