Theo Bộ NN&PTNT, đến thời điểm này, hơn 90% số xã trên cả nước đã trải qua ít nhất là 30 ngày không phát sinh ổ dịch tả lợn châu Phi, đây là điều kiện rất tốt để tái đàn.
Từ chỗ có tới 300 đầu lợn, sau dịch tả lợn châu Phi, gia đình chị Mận tại huyện Hiệp Hòa (tỉnh Bắc Giang) phải mất tới gần nửa năm qua để nuôi lại được vài chục con lợn. Chi phí duy trì đàn hoàn toàn phải đi vay lãi cao. Dù rất muốn tái đàn lợn, nhưng chị Mận không biết vay vốn ở đâu.
Trước đây, giá một con lợn giống lúc cao nhất chỉ khoảng 1,7 triệu đồng/con, nhưng nay giá lên tới bình quân 2,5 triệu đồng/con. Giá con giống lên quá cao, một phần là bởi đàn nái sụt giảm tới 60% do dịch tả lợn châu Phi gây thiếu hụt nguồn giống, một phần là do giá giống cũng tăng theo giá lợn hơi trên thị trường.
Ngoài ra, việc thiếu thông tin từ thị trường cũng làm cho các địa phương, doanh nghiệp còn e dè trong việc tái đàn, vì sợ tăng đàn ồ ạt, giá lại giảm. Thiếu vốn, thiếu giống, thiếu thông tin, dù rất muốn nhưng việc tái đàn vẫn còn quá xa vời với nhiều hộ chăn nuôi.
Đẩy mạnh tái đàn lợn từ các gia trại nhỏ lẻ VTV.vn - Hầu hết các xã trên cả nước sau 30 ngày không còn dịch tả lợn châu Phi, thời điểm hiện nay được coi là rất phù hợp để ngành chăn nuôi tái đàn, phục hồi tổng đàn lợn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!