Nghề nuôi nghêu ở vùng ven biển Gò Công (tỉnh Tiền Giang) đang phát triển khá mạnh.
Chương trình có sự tham gia của các Cơ quan Ban ngành tỉnh, UBND huyện Gò Công Đông, tổ chức OXFAM, ICAFIS, đơn vị tư vấn RECERD, Tổ chức chứng nhận Control Union, cộng đồng nuôi nghêu tỉnh Tiền Giang và các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu nghêu trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo thống kê, đến nay tỉnh Tiền Giang có 350ha bãi nuôi nghêu ở vùng biển xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông vừa được Tổ chức Control Union chứng nhận đạt tiêu chuẩn ASC. Đây là niềm vui lớn cho người nuôi nghêu tại địa phương này.
"Khi con nghêu đạt Chứng nhận người nuôi thêm phấn khởi, vì đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ra nước ngoài sẽ hiệu quả hơn, giá cả và thị trường ổn định hơn. Để đạt nghêu đạt tiêu chuẩn phải nuôi chất lượng cao" - Ông Bùi Văn Tuấn (hộ nuôi 30 ha nghêu tại ấp Cầu Muống, xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) bày tỏ vui mừng.
Nghề nuôi nghêu Tiền Giang góp phần giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động
Bà Lưu Thị Hồng Anh - Phó Chủ tịch UBND huyện Gò Công Đông cho biết hiện toàn huyện hiện có khoảng 2.200ha diện tích nuôi nhuyễn thể, chủ yếu là nghêu, sản lượng hàng năm đạt khoảng 18.000 - 20.000 tấn nghêu thương phẩm. Địa phương xác định nghêu là một trong đối tượng nuôi chủ lực mang lại giá trị kinh tế khá lớn; góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống cho ngư dân, đặc biệt là ngư dân nghèo thiếu đất sản xuất ở vùng ven biển.
Như vậy, vùng nuôi nghêu Gò Công, tỉnh Tiền Giang trở thành vùng nuôi nghêu thứ 4 của cả nước và thứ 2 vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt tiêu chuẩn ASC, mở ra triển vọng đối với nghề nuôi nghêu thương phẩm theo hướng bền vững, chất lượng, phục vụ xuất khẩu.
Huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang là một trong những địa phương ven biển của cả nước có nghề nuôi nghêu phát triển từ trước năm 1975. Diện tích bãi nghêu được tỉnh phân lô và giao khoán cho các hộ dân ven biển và Ban quản lý cồn bãi huyện Gò Công Đông nuôi. Đến nay địa phương đã có 530 hộ nuôi nghêu với tổng diện tích trên 2.000 ha. Vùng nuôi nghêu huyện Gò Công đã giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!