Tìm giải pháp khai thác và xuất khẩu cá ngừ

Tấn Quýnh-Thứ bảy, ngày 13/09/2014 18:26 GMT+7

Cá ngừ Việt Nam hoàn toàn có thể có giá trị cao, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và các nước khác trên thế giới.

Nhận định trên một lần nữa được nêu ra tại Hội nghị bàn giải pháp khai thác và xuất khẩu cá ngừ do Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn tổ chức sáng nay (13/9) tại tỉnh Phú Yên.

Hội nghị được tổ chức nhằm đẩy mạnh hơn nữa ứng dụng, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật khai thác và triển khai đề án thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi.

Đề án thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi đã được Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn phê duyệt vào đầu tháng 8 vừa qua. Ngay sau đề án được phê duyệt, nhiều công việc đã được triển khai như tăng cường điều tra nguồn lợi, tăng cường hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ kỹ thuật khai thác, bảo quản và chế biến cá ngừ, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm sang Nhật Bản.

Bước đầu, việc tổ chức khai thác, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi đã đem lại kết quả quan. 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa đã xây dựng một số mô hình chuyển giao ứng dụng kỹ thuật trong khai thác, bảo quản sản phẩm dưới sự giúp đỡ của các đối tác Nhật Bản. Thực tế cho thấy: cá ngừ Việt Nam hoàn toàn có thể xuất khẩu với giá trị cao. Như ở Bình Định, sau những thay đổi về công nghệ khai thác, bảo quản, trong 3 chuyến biển đã có 1 chuyến được đánh giá: chất lượng cá ngừ đủ điều kiện đưa đi bán tại Trung tâm đấu giá Osaka, Nhật Bản.

Tại hội nghị, mặt tồn tại được đề cập nhiều nhất khi tổ chức sản xuất cá ngừ theo chuỗi, đó là việc xác định trách nhiệm, lợi ích của doanh nghiệp và chủ tàu trong chuỗi liên kết chưa làm rõ. Khai thác, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi là việc mới, vì vậy cần thời gian để cả doanh nghiệp và ngư dân thực hiện. Đề cập các giải pháp khai thác và xuất khẩu cá ngừ, bên cạnh đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, tập huấn cho ngư dân, một trong những công việc cần phải giải quyết. Đó là phải đánh giá đúng chất lượng cá ngừ, định giá khách quan và đấu giá sản phẩm. Sự minh bạch về chất lượng, giá thu mua sẽ khuyến khích ngư dân đầu tư, chuyển hướng sản xuất cá ngừ theo chuỗi.

Cả nước có khoảng 3600 tàu khai thác cá ngừ, sản lượng khai thác mỗi năm khoảng 16.000 tấn. Tuy nhiên, lâu nay, chỉ có 20% đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ đạt trên 500 triệu USD vào năm ngoái nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ lại phải nhập lượng nguyên liệu để chế biến khoảng 260 triệu USD. Nghịch lý này, theo các chuyên gia, chỉ có thể được tháo gỡ bằng những giải pháp đẩy mạnh sản xuất cá ngừ theo chuỗi. Ý kiến của các địa phương cho rằng: sản xuất cá ngừ theo chuỗi, đã đến lúc cần phải xây dựng dự án hẳn hoi, chứ không thể chỉ dừng ở dạng mô hình nhỏ lẻ.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước