Tín dụng đen và cái giá của đồng tiền

Tài Phan (Trung tâm Tin tức VTV24)-Thứ sáu, ngày 21/09/2018 11:04 GMT+7

VTV.vn - Tín dụng đen là câu chuyện biết rồi khổ lắm nói mãi nhưng Thời báo Kinh doanh sáng 21/9 lại có góc nhìn khác rằng muốn hạn chế tiêu cực, cần nhìn nhận đúng đắn hơn.

Nếu xét về quy mô, tín dụng đen hay đúng ra là tín dụng phi chính thức chỉ khoảng 400-500 tỷ đồng, tương đương 6-8% tổng dư nợ nền kinh tế, tuy nhiên, hệ lụy mà loại hình này để lại cho xã hội rất lớn. Tất cả là bởi bài toán lãi suất.

Bài báo trên tờ Thời báo Kinh doanh liệt kê 3 loại tín dụng đen chính. Thứ nhất là cho vay tiền gộp (ngắn hạn, trả gốc và lãi hàng ngày), lãi suất hiện khoảng 60-70%. Thứ hai là vay nóng (trả lãi hàng ngày, gốc trả sau), lãi suất lên hơn 100% nhưng rất rủi ro. Còn loại cuối cùng là cho vay mua xổ số hay "đề đóm".

Tín dụng đen và cái giá của đồng tiền - Ảnh 1.

Bài viết "Giá của đồng tiền" trong mục Góc nhìn của tờ VnExpress cũng chỉ ra rằng riêng mức lãi suất để kết tội "cho vay nặng lãi" cũng nhảy múa những năm qua do chạy theo lãi suất cơ bản. Từ 2010, ai cho vay lãi 120%/năm là phạm tội hình sự. Nhưng đến nay, con số này có lúc lên 135%, năm 2017 là tới 200%/năm. Thế nhưng từ đầu năm nay, lãi suất bất ngờ giảm xuống chỉ còn một nửa là 100%/năm.

Vấn đề là ở quy định luật, theo phân tích trên tờ Thời báo Kinh doanh. Ví như, Luật Dân sự 2015 quy định trần lãi suất là 20%, tuy nhiên, chỉ mới xét cho vay tiêu dùng đã có lúc tới 40-50% nhưng vẫn không vi phạm do Luật cũng quy định, trừ khi luật chuyên ngành có quy định khác. Mà ở đây, Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam lại cho phép thỏa thuận nên trần lãi suất nói trên là không vi phạm.

Mấu chốt là ở chữ "thỏa thuận". Khi hợp đồng đã ký, không có cách nào cứu vãn. Do đó, theo chuyên gia, đối với tội cho vay nặng lãi, cần ấn định cụ thể mức phạm tội như trên 100% mỗi năm, có thể mới biết ai cho vay nặng lãi mà xử lý.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng vẫn cần phải giải lại bài toán căn bản. Bởi như một chuyên gia nhận định, tín dụng phi chính thức, xét cho cùng là xuất phát từ nhu cầu chứ bản thân nó không phải một tội đồ. Vậy gốc rễ vấn đề là hỗ trợ giải quyết nhu cầu này của người dân, vì thế, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng và các công ty tài chính và cả công nghệ để tạo ra một hệ sinh thái lành mạnh và thuận tiện hơn cho người dân.

Gánh nặng nợ nần do tín dụng đen Gánh nặng nợ nần do tín dụng đen Tín dụng 'đen' bủa vây vùng đồng bào dân tộc thiểu số Phú Yên Tín dụng "đen" bủa vây vùng đồng bào dân tộc thiểu số Phú Yên Bộ trưởng Tô Lâm: Tội phạm tín dụng đen như 'cướp ngày' Bộ trưởng Tô Lâm: Tội phạm tín dụng đen như "cướp ngày"

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước