Thành phố đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ đầu tư xây dựng khoảng 70.000 đến 93.000 căn nhà ở xã hội. Sở Xây dựng đánh giá, thành phố còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong công tác phát triển nhà ở xã hội, nhà lưu trú cho công nhân, nhất là khâu thủ tục đầu tư dự án nhà ở xã hội còn phức tạp.
Theo đánh giá của chuyên gia bất động sản, khó khăn trong phát triển nhà ở xã hội giai đoạn vừa qua chủ yếu là khó khăn về pháp lý. Đến nay, nhiều vướng mắc đã được tháo gỡ, với việc các luật quan trọng có liên quan, cũng như Nghị quyết 98 được ban hành. Với tình hình hiện nay, chương trình phát triển nhà ở xã hội tại TP Hồ Chí Minh đang đứng trước cơ hội lớn để tăng tốc.
"Hai bộ luật có tác động rất lớn đến thị trường bất động sản là Luật Nhà ở và Luật Bất động sản có hiệu lực từ 1/1/2025, để đồng bộ với Luật Đất đai chuẩn bị thông qua tại giai đoạn này, tức phải hết 2025 các bộ luật này mới có hiệu lực. Trong khi đó, áp lực thực hiện các cái chỉ tiêu tháo gỡ khó khăn cho bất động sản và nhà ở do Thủ tướng Chính phủ giao rất là quyết liệt và khó khăn", ông Nguyễn Tường Văn - Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!