TP Hồ Chí Minh tập trung phát triển hệ thống hạ tầng giao thông vận tải

Trần Hùng-Thứ tư, ngày 13/04/2022 16:00 GMT+7

VTV.vn - Ông Trần Quang Lâm - GĐ Sở GTVT TP Hồ Chí Minh cho rằng đây là một bộ phận quan trọng trong kết cấu trúc hạ tầng kinh tế xã hội, phải được ưu tiên đầu tư phát triển.

Trong năm 2021, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP Hồ Chí Minh đã hoàn thành thủ tục trình phê duyệt 7 dự án; Hoàn thành thủ tục khởi công 7 gói thầu, dự án; Hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng 19 gói thầu, dự án; Phê duyệt một dự án; Phê duyệt chủ trương đầu tư công 2 dự án; Tiếp tục thi công tại công trường 32 dự án; Phê duyệt quyết toán hoàn thành 13 dự án.

Theo ông Lương Minh Phúc - Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP Hồ Chí Minh (Ban giao thông), năm 2022, "điểm nóng" sân bay Tân Sơn Nhất (quận Tân Bình) và các cửa ngõ TP Hồ Chí Minh sẽ khởi công hàng loạt dự án.

Cụ thể, ở khu vực sân bay Tân Sơn Nhất sẽ khởi công dự án mở tuyến đường mới nối đường Trần Quốc Hoàn - đường Cộng Hòa. Dự án có tổng mức đầu tư 4.800 tỉ đồng, dài 4 km, rộng từ 25 - 48m cho 6 làn xe. Đây là dự án được mong chờ giải quyết áp lực giao thông quanh sân bay Tân Sơn Nhất, đặc biệt khi nhà ga T3 đưa vào khai thác.

Ban giao thông đang gấp rút hoàn thiện thiết kế, bản vẽ thi công, lựa chọn nhà thầu và phấn đấu khởi công gói thầu đầu tiên vào quý 2 năm nay. "Đây là gói thầu xây dựng hầm chui đầu đường Phan Thúc Duyện. Chủ đầu tư sau đó sẽ lần lượt khởi công các gói thầu còn lại, phấn đấu hoàn thành trong năm 2024 để đồng bộ với tiến độ khai thác nhà ga T3" - ông Phúc nói.

TP Hồ Chí Minh tập trung phát triển hệ thống hạ tầng giao thông vận tải - Ảnh 1.

Đường Nguyễn Duy Trinh - điểm đen tai nạn giao thông ở Thành phố Thủ Đức - sẽ được mở rộng trong năm 2022. Ảnh: Minh Quân

Cùng với công trình trên, ở cửa ngõ Tân Sơn Nhất, các đơn vị cũng nỗ lực khởi công mở rộng đường Hoàng Hoa Thám và cải tạo đường Cộng Hòa.

Một số dự án giao thông khác sẽ được chủ đầu tư khởi công sắp tới là xây cầu Rạch Kinh (huyện Củ Chi); Kè chống sạt lở bờ sông khu vực cầu Giồng Ông Tố (TP Thủ Đức).

Ở khu vực cảng Cát Lái, ông Lương Minh Phúc cho biết, sẽ tập trung triển khai nhiều dự án quanh cảng như mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh (từ đường Vành đai 2 đến đường vào Khu công nghiệp Phú Hữu, Thành phố Thủ Đức) dài 1,6 km, tổng vốn 832,2 tỉ đồng.

Đồng thời, mở rộng đường Nguyễn Thị Định (đoạn từ nút giao Mỹ Thủy đến phà Cát Lái) với chiều dài hơn 1,9km, tổng mức đầu tư 1.443 tỉ đồng. Bên cạnh đó, tiếp tục giai đoạn 2 nút giao Mỹ Thủy cùng việc mở rộng đường Đồng Văn Cống.

Một dự án quan trọng khác cũng được khởi công là nút giao An Phú với tổng mức đầu tư cần 4.000 tỉ đồng, giúp kết cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây với đại lộ Mai Chí Thọ. "Các dự án trên khi hoàn thành giúp giảm kẹt xe, tai nạn, tăng khả năng chuyên chở cho cửa ngõ cảng Cát Lái" - ông Phúc nói.

TP Hồ Chí Minh tập trung phát triển hệ thống hạ tầng giao thông vận tải - Ảnh 2.

Sơ đồ tuyến đường vành đai 3 TP Hồ Chí Minh

Liên quan đến các tuyến đường cao tốc cũng như vành đai của TP Hồ Chí Minh , chiều ngày 12/4, tại Hội nghị xúc tiến đầu tư vào huyện Hóc Môn và huyện Củ Chi năm 2022, ông Trần Quang Lâm, giám đốc Sở GTVT TP Hồ Chí Minh đã có báo cáo tổng quan về hạ tầng giao thông trên địa bàn.

Theo ông Lâm, TP Hồ Chí Minh có 3 tuyến đường vành đai. Trong đó, vành đai 2 tới đây sẽ được khép kín; vành đai vành đai 3 kết nối TP Hồ Chí Minh với Bình Dương, Đồng Nai; vành đai 4 kết nối TP với Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương...

Cùng với các tuyến đường vành đai, TP Hồ Chí Minh có 5 tuyến đường cao tốc kết nối vành đai, quốc lộ của các tỉnh. Trong đó có 2 tuyến đã đi vào khai thác, 1 tuyến triển khai năm 2023 và 2 tuyến còn lại tập trung triển khai trong đó 1 tuyến đi qua Củ Chi về Tây Ninh, cửa khẩu sẽ được triển khai đầu tư và hoàn thành trong giai đoạn sớm.

Như vậy các tuyến đường cao tốc cũng như vành đai của TP Hồ Chí Minh đã có kế hoạch triển khai rất cụ thể và hoàn thành trong thời gian tới.

Bên cạnh đường bộ, đường sắt, TP Hồ Chí Minh có hệ thống đường thủy, hàng hải rất lớn, gần 900km. Trong đó, đường thủy dài khoảng 500km với hệ thống cảng lớn.

Với sân bay quốc tế Long Thành, dự kiến đưa vào khai thác giai đoạn 1 đón 25 triệu hành khách/năm. Như vậy trong tương lai, gồm cả cảng hàng không quốc tế long Thành cùng với vành đai 3, 4 sẽ được triển khai theo kế hoạch mà thành phố thực hiện.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước