Trái phiếu doanh nghiệp bùng nổ trước thời điểm bị siết

Hoàng Nam-Thứ ba, ngày 29/09/2020 10:57 GMT+7

VTV.vn - Hơn 100.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đã được phát hành trong tháng 8.

Theo thống kê của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), tháng 8 chứng kiến lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp cao kỷ lục lên tới 127.100 tỷ đồng ngang ngửa tổng giá trị tháng 6 và 7 cộng lại.

Đây có thể hiểu là động thái "chạy nước rút" trước khi Nghị định 81 "siết chặt" thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/9. Ngoài một số lượng phát hành khổng lồ, thị trường trái phiếu doanh nghiệp tháng 8 cũng được đánh giá có khá nhiều chuyện lạ.

Trái phiếu doanh nghiệp bùng nổ trước thời điểm bị siết  - Ảnh 1.

Sự xuất hiện của các doanh nghiệp công cụ ngày một trở nên phổ biến với nhiều doanh nghiệp mới thành lập 1-2 năm, tăng vốn nhanh chóng, dù doanh thu lợi nhuận không đáng kể nhưng phát hành lượng trái phiếu lên tới hàng trăm tỷ đồng. Theo giới chuyên gia, đây thực chất là hành động "lách" quy định sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn giữa ngân hàng thương mại và doanh nghiệp.

Tháng 8, mặt bằng lãi suất cũng được đẩy lên cao hơn tháng 7 khoảng 144 điểm. Đặc biệt giai đoạn cuối tháng 8, đầu tháng 9, lãi suất trái phiếu doanh nghiệp bất động sản lên mức cao chưa từng có khi có doanh nghiệp thông tin cho ra mắt trái phiếu 18%/năm.

Tuy nhiên, bất chấp mức lãi suất hấp dẫn được đưa ra, lượng trái phiếu chào bán thành công chỉ bằng 1/3 lượng phát hành. Điều này cho thấy có những thay đổi nhất định trong nhận thức người đầu tư.

Trái phiếu doanh nghiệp bùng nổ trước thời điểm bị siết  - Ảnh 2.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp tháng 8 được đánh giá đang có khá nhiều chuyện lạ. (Ảnh minh họa: Dân trí)

Với việc Nghị định 81 đi vào hiệu lực, cùng Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp sửa đổi có hiệu lực từ đầu năm, thị trường trái phiếu doanh nghiệp được đánh giá sẽ "bớt nóng" và phát triển có khuôn khổ hơn giai đoạn trước.

Tuy nhiên, theo các thành viên thị trường, các nhà làm chính sách cũng cần có sự cân nhắc để tránh gặp phải "bài toán ngược": Siết kênh trái phiếu mới có quy mô 13% GDP rồi lại đẩy nhu cầu vốn ngược về kênh tín dụng ngân hàng hiện đã chiếm đến 130% GDP.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước