Tuy nhiên, theo bộ phận nghiên cứu SSI, con số thực tế đang lên tới 84% theo cập nhật mới nhất. Sau khi Nghị định 81 có hiệu lực từ 1/9, sự "hạ nhiệt" quá mạnh đang diễn ra trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Hệ số nợ lên cao hàng trăm lần hay huy động vốn không biết vì mục đích gì, những trường hợp như này sẽ dần được thanh lọc bớt khỏi thị trường với Nghị định 81 siết chặt lại các điều kiện phát hành trái phiếu riêng lẻ.
Rõ ràng, việc giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 9 giảm tới hơn 80% đã giúp nhà quản lý đạt được mục tiêu kiềm hãm bớt sức nóng của thị trường và giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư cá nhân riêng lẻ. Nhu cầu huy động vốn của doanh nghiệp trong thời gian tới được đánh giá sẽ chuyển bớt về tín dụng. Đây cũng là bước chuyển hợp lý trong bối cảnh dịch bệnh khi lãi suất đang giảm và nguồn vốn ứ đọng trong ngân hàng cũng đang khá nhiều.
(Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)
Tuy nhiên về lâu về dài, đây vẫn là chuyện cần tính toán kỹ vì quy mô tín dụng đã chiếm đến 130% GDP, còn kênh trái phiếu cần được thúc đẩy mới là 13%. Với những quy định siết chặt, trái phiếu có thể gặp tình cảnh có một thời gian ngắn dậy thì sớm, nhưng lại bị chậm lớn.
Siết phát hành riêng lẻ nhưng theo nhiều thành viên thị trường, nếu không cải thiện khâu phát hành ra công chúng, thì thị trường trái phiếu doanh nghiệp khó phát triển; không biết có được phê duyệt hay không, nhưng việc xin giấy phép đã có thể mất đến 6 tháng, chưa kể thời gian doanh nghiệp còn đi làm thủ tục phát hành, kêu gọi đối tác sau đó.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!