Từ TP.HCM đến tỉnh Cà Mau có rất nhiều trạm thu phí. Trạm BOT Trung Lương - Mỹ Thuận được đặt ở chợ Đệm (40.000 đồng/ô tô 4 chỗ). Theo Quốc lộ 1A qua tỉnh Tiền Giang, chưa được 35km, tài xế phải đóng tiếp 35.000 đồng tại trạm Cai Lậy. Từ thành phố cần Thơ về tỉnh Bạc Liêu có thêm 3 trạm thu phí, chưa kể 2 trạm thu phí đặt ở Quốc lộ 91 từ thành phố Cần Thơ đi tỉnh An Giang.
Nếu tính cả hai trạm này, từ TP.HCM về miền Tây có tổng cộng 7 trạm thu phí. Các tài xế phải trả ít nhất 245.000 đồng để qua các trạm này.
Người dân đều nhận thức được phí BOT là nguồn vốn để thúc đẩy sự phát triển của ĐBSCL. Tuy nhiên, với các trạm thu phí BOT dày đặc như hiện nay, đường làm từ nguồn vốn BOT đã trở thành gánh nặng cho người dân.
Liên quan đến những bức xúc xung quanh các dự án giao thông BOT tại ĐBSCL, trong sáng 14/8, phóng viên Đài THVN đã có cuộc trao đổi ngắn với TS. Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh thành phố Cần Thơ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!