Trung Quốc áp thuế rượu mạnh nhập khẩu từ EU

Kate Trần-Thứ tư, ngày 09/10/2024 21:36 GMT+7

VTV.vn - Hôm nay, 8/10, Trung Quốc chính thức áp dụng các biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với rượu mạnh nhập khẩu từ EU.

Trong đó, Trung Quốc nhắm vào các thương hiệu của Pháp bao gồm Hennessy và Remy Martin, vài ngày sau khi khối 27 quốc gia này bỏ phiếu áp thuế đối với xe điện (EV) do Trung Quốc sản xuất.

Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, kết quả điều tra sơ bộ đã xác định việc bán phá giá rượu mạnh từ Liên minh châu Âu gây ra "thiệt hại đáng kể" cho ngành công nghiệp của nước này.

Còn theo Bộ Thương mại Pháp cho biết, các biện pháp tạm thời của Trung Quốc là "khó hiểu" và vi phạm tự do thương mại. Pháp sẽ làm việc với Ủy ban châu Âu để khiếu nại động thái này tại Tổ chức Thương mại Thế giới.

Pháp được coi là mục tiêu điều tra rượu mạnh của Bắc Kinh vì nước này ủng hộ thuế quan đối với xe điện do Trung Quốc sản xuất. Lượng rượu mạnh Pháp xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 1,7 tỷ USD vào năm ngoái và chiếm 99% lượng rượu mạnh nhập khẩu của nước này. 

Bộ Thương mại Trung Quốc cũng cho biết đang cân nhắc tăng thuế nhập khẩu xe có động cơ lớn, điều này sẽ ảnh hưởng nặng nề nhất đến các nhà sản xuất Đức. Xuất khẩu xe có động cơ 2,5 lít trở lên của Đức sang Trung Quốc đã đạt 1,2 tỷ USD vào năm ngoái.

Trong một dấu hiệu cho thấy căng thẳng thương mại gia tăng, hôm nay, Bộ Thương mại Trung Quốc đã bổ sung trong một tuyên bố khác rằng, cuộc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đang diễn ra đối với các sản phẩm thịt lợn của EU sẽ đưa ra quyết định "khách quan và công bằng" khi kết thúc. 

Cố phiếu Hennessy và Remy Martin giảm

Kể từ ngày 11/10, các nhà nhập khẩu rượu mạnh có nguồn gốc từ EU sẽ phải đặt cọc, chủ yếu từ 34,8% đến 39,0% giá trị nhập khẩu.

Hennessy và Remy Martin là hai thương hiệu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các biện pháp này, khi các nhà nhập khẩu phải trả tiền đặt cọc lần lượt là 39,0% và 38,1%.

Các khoản tiền gửi sẽ khiến việc nhập khẩu rượu mạnh từ EU tốn kém hơn ngay từ đầu. Tuy nhiên, chúng có thể được trả lại nếu cuối cùng đạt được thỏa thuận trước khi áp dụng mức thuế quan chính thức.

Các nhà điều tra Trung Quốc đã đến thăm các nhà sản xuất tại Pháp vào tháng trước và dự kiến ​​sẽ thực hiện thêm các chuyến thăm thực địa khác.

Cổ phiếu của Pernod Ricard đã giảm 4,2% vào lngày 8/10, trong khi Remy Cointreau giảm 8,7% và cổ phiếu của LVMH chủ sở hữu của Hennessy, giảm 4,9%.

Các công ty hợp tác với cuộc điều tra của Trung Quốc phải chịu mức thuế tiền đặt cọc là 34,8%, trong đó Martell chịu mức thuế thấp nhất là 30,6%.

Trước thực trạng đó, các nhà phân tích của Jefferies cho biết, các biện pháp này có thể khiến giá sản phẩm cho người tiêu dùng Trung Quốc tăng 20%, làm giảm 20% doanh số bán hàng.

Đơn cử, Remy, công ty xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, có thể chứng kiến ​​doanh số giảm 6%, Tập đoàn Pernod chứng kiến ​​mức giảm 1,6%.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cognac lớn thứ hai sau Hoa Kỳ, nhưng lại là lãnh thổ có lợi nhuận cao nhất của ngành rượu. Tình hình kinh tế khó khăn ở cả hai thị trường đã thúc đẩy doanh số bán cognac giảm mạnh.

James Sym, giám đốc quỹ tại công ty đầu tư Remy River Global cho biết, mặc dù vậy, không có dấu hiệu nào cho thấy nhu cầu về rượu cognac đã thay đổi cơ bản, chỉ ra sự gia tăng doanh số bán rượu cognac tại Nhật Bản do khách du lịch Trung Quốc thúc đẩy khi đồng yên yếu.

EU sẵn sàng đàm phán

Ngày 8/10, cổ phiếu hàng xa xỉ giảm tới 7% và nguyên nhân là do lo ngại rằng lĩnh vực này vốn phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc - có thể là lĩnh vực tiếp theo phải chịu các biện pháp thương mại.

Trung Quốc áp thuế rượu mạnh nhập khẩu từ EU - Ảnh 2.

EU áp dụng thuế quan đối với xe điện do Trung Quốc sản xuất vào cuối tháng 10 tới.

Các biện pháp mạnh mẽ này diễn ra sau cuộc bỏ phiếu của EU về việc áp dụng thuế quan đối với xe điện do Trung Quốc sản xuất vào cuối tháng 10 tới.

Trước cuộc bỏ phiếu vào cuối tháng 8, Trung Quốc đã đình chỉ các biện pháp chống bán phá giá theo kế hoạch đối với rượu mạnh của EU, như một cử chỉ thiện chí rõ ràng, mặc dù xác định rằng loại rượu này được bán tại Trung Quốc với giá thấp hơn giá thị trường.

Vào thời điểm đó, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, cuộc điều tra của họ sẽ kết thúc trước ngày 5/1/2025, nhưng có thể được gia hạn.

Trước đó, Bộ Thương mại Trung Quốc đã cho biết, họ phát hiện các nhà chưng cất rượu châu Âu đã bán rượu mạnh tại thị trường tiêu dùng 1,4 tỷ người của nước này với biên độ phá giá từ 30,6% đến 39% do ngành công nghiệp trong nước đã bị tổn hại lớn.

Ngược lại, trong quyết định áp thuế đối với xe điện do Trung Quốc sản xuất của EU, khối này đã áp dụng mức thuế suất ngoài thuế nhập khẩu ô tô 10%, dao động từ 7,8% đối với Tesla đến 35,3% đối với SAIC và các nhà sản xuất khác bị coi là không hợp tác với cuộc điều tra của khối.

Ủy ban Châu Âu cho biết, họ sẵn sàng tiếp tục đàm phán để tìm ra giải pháp thay thế, ngay cả sau khi áp dụng thuế quan./.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước