Sự giảm tốc của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang khiến cho phần còn lại của thế giới như "ngồi trên lửa". Số liệu cho thấy, nếu Trung Quốc giảm 1% GDP tăng trưởng của kinh tế thế giới sẽ sụt khoảng 0,5%.
Nền kinh tế thứ hai thế giới giảm tốc cũng ảnh hưởng tới cán cân xuất khẩu của các nước phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển tại châu Á và Mỹ Latin.
Ông Stephane Deo, Chiến lược gia Global Asset Allocatio nhận định: “Thương mại toàn cầu chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng lớn. Khi Trung Quốc, thị trường tiêu thụ hàng hóa khổng lồ tăng trưởng chậm lại, lượng hàng hóa được mua sẽ giảm và dĩ nhiên giá nhiều giỏ hàng hóa cũng giảm theo”.
Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế quốc tế lại cho rằng, việc hạ dự báo tăng trưởng kinh tế xuống 7% là một giải pháp hợp lý đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào lúc này. Việc nợ địa phương tới 160 tỉ USD, thị trường bất động sản đóng băng cùng chỉ số lạm phát cao đã khiến Chính phủ Trung Quốc chuyển hướng tập trung phát triển theo hướng bền vững, ổn định thay vì theo đuổi những con số tăng trưởng nóng ấn tượng.
Ông Zhu Min, Giám đốc điều hành IMF tại Trung Quốc nói: “Lựa chọn tỉ lệ tăng trưởng thấp hơn và trọng tâm kinh tế là “tăng trưởng trạng thái bình thường mới” là một quá trình đúng đắn khi Trung Quốc liên tục tăng trưởng nóng suốt 3 thập kỷ qua”.
Có lẽ chính nhờ những bước đi hợp đi này mà Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF mới đây đã nâng dự báo tăng trưởng của Trung Quốc lên 7,2%.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.