Người dân mua hàng trong siêu thị tại tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc. (Ảnh: THX)
Biến động mạnh từ giá dầu và ảnh hưởng của dịch bệnh đã khiến nhiều mặt hàng tiêu dùng tăng giá mạnh. Đây là nhận định được Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc đưa ra vào ngày 9/12.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), thước đo chính của lạm phát tiêu dùng, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2020, mức cao nhất kể từ tháng 8/2020. Giá nhiều loại rau cải, thịt lợn, hàng tiêu dùng công nghiệp tăng khá mạnh gây nhiều khó khăn cho đời sống người dân, nhất là tại các thành phố lớn.
Tổng Cục Thống kê nhấn mạnh nhờ dùng các giải pháp tổng lực tăng sản lượng khai thác than trong nước, tăng nhập than từ nhiều thị trường mới để cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện nên đã chặn đà khủng hoảng thiếu điện cho sản xuất và sinh hoạt.
Các loại sắt thép cũng ghi nhận giảm giá nhanh nhờ các chính sách hạn chế xuất khẩu. Do đó, tình trạng hàng hóa thiếu hay khủng hoảng giá cả các mặt hàng đầu vào mang tính chiến lược đã không xảy ra.
Tháng 11, chỉ số giá sản xuất (PPI) tăng 12,9%, lần đầu tiên giảm sau 4 tháng liên tiếp tăng cao nhất trong hàng chục năm.
Giá thành sản xuất đầu vào của hàng hóa giảm là tín hiệu đáng mừng cho việc "ghìm cương" đà tăng giá tiêu dùng trong những tháng cuối năm, yếu tố chính là Trung Quốc đã nhanh chóng ổn định giá than và sắt thép.
“Bóng ma” lạm phát đe dọa kinh tế toàn cầu VTV.vn - Không chỉ tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), người dân nhiều quốc gia khác cũng đang phải đối mặt với áp lực từ tình trạng lạm phát ngày càng gia tăng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!