Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, tính chung trong 12 tháng năm 2017, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là 35,88 tỷ USD, tăng 44,4% so với cùng kỳ năm 2016 và là mức cao nhất từ trước đến nay.
Trong 11 tháng đầu năm, đã có 2293 dự án mới được cấp phép với tổng đầu tư 19,8 tỷ USD. Trong khi đó, 1.100 dự án FDI đang hoạt động cũng đã nhận thêm 8 tỷ USD vốn bổ sung. Phần lớn FDI được đầu tư cho công nghiệp chế biến, chế tạo với 45,2% tỷ trọng, đứng thứ hai là kinh doanh bất động sản với 25,3%.
Có thể nói thu hút FDI là một trong những điểm sáng của bức tranh kinh tế năm 2017. Tuy nhiên, theo đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, trong vòng 10 năm trở lại đây, tỷ lệ doanh nghiệp tư nhân Việt Nam có bán hàng cho doanh nghiệp FDI chỉ khoảng 8%. Tính kết nối giữa khu vực tư nhân trong nước và khu vực FDI chưa cao sẽ dẫn đến lệch pha trong phát triển giữa hai khu vực trong nước và nước ngoài, cũng như tình trạng "một nền kinh tế với hai tốc độ".
Do yêu cầu cao từ các doanh nghiệp FDI đối với sản phẩm của doanh nghiệp trong nước, mà chỉ 21% các công ty Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, trong khi con số này ở Thái Lan là 30% và ở Malaysia là 46%. Liệu khu vực tư nhân trong nước có đang lép vế trước khu vực FDI trong đóng góp về tăng trưởng?
Sau đây là cuộc trao đổi giữa phóng viên THVN với bà Virginia Foote, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!