Năm nay, vải thiều không được mùa như những vụ trước nhưng những hợp tác xã, doanh nghiệp tại đây cho biết khách hàng nhập khẩu lại nhiều hơn tấp nập hơn so với cùng kỳ năm trước. Duy trì thị trường truyền thống, xúc tiến mở rộng thêm các đối tác nhập khẩu, chế biến sâu những sản phẩm từ vải là cách mà doanh nghiệp triển khai để nâng cao giá trị xuất khẩu vải 2024.
Những ngày này, diện tích vải sớm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu của huyện Thanh Hà đang vào mùa thu hoạch quả. Bà con nông dân phải dậy từ 2h sáng để hái, sơ chế, kịp cho thương lái đến tận vườn mua. "Mỗi ngày mượn thêm người thu hoạch được khoảng 4 - 5 tạ", người trồng vải Thanh Hà cho hay.
Sau khi được thu hoạch, những quả vải sẽ được đưa đến cáccơ sở để kiểm tra chất lượng, sau đó đóng gói bao bì và lên đường xuất khẩu.
Vải Thanh Hà tấp nập lên đường xuất khẩu. Ảnh minh họa.
Theo Ủy ban Nhân dân huyện Thanh Hà, năm nay địa phương vẫn duy trì 48 vùng trồng với 167 mã số đủ điều kiện xuất khẩu đi Trung Quốc, Úc, Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan.
Bà Hoàng Thị Thúy Hà - Phó Chủ tịch Thường trực UBND Huyện Thanh Hà, Hải Dương cho biết: "Đến nay sản phẩm của chúng tôi đã được đưa ra thị trường, sản lượng thấp tuy nhiên chất lượng chúng tôi vẫn duy trì và tốt hơn năm ngoái. Về giá bán, dự kiến nhập khẩu các thị trường sẽ cao hơn mọi năm từ 15 - 30%".
Không chỉ vải tươi, để có thể đảm bảo hiệu quả xuất khẩu trong bối cảnh sản lượng giảm, các doanh nghiệp cũng nghiên cứu và tăng chế biến thêm các sản phẩm từ vải đảm bảo mục tiêu doanh thu xuất khẩu đã đề ra.
Vải chín sớm được giá, nông dân lãi cao VTV.vn - Vải mất mùa xong giá vải được các thương lái thu mua tăng từ 45.000 - 60.000 đồng/kg, cao gần gấp đôi so với mùa vụ năm 2023, người trồng vải lãi cao.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!