Vật liệu nhôm xây dựng tăng giá, thách thức lớn, cơ hội cũng lớn

PV-Thứ hai, ngày 18/12/2017 10:00 GMT+7

VTV.vn - Thách thức dành cho các DN sản xuất nhôm trong nước là khá lớn tuy nhiên cũng có thể nhìn thấy những cơ hội lớn nếu DN khẳng định được chất lượng và năng lực.

Trong bối cảnh giá nhôm tăng mạnh trong năm 2017, các doanh nghiệp sản xuất nhôm trong nước gặp thách thức khi nguồn cung thiếu hụt, nhưng đây cũng chính là cơ hội để các nhà sản xuất trong nước giành lại thị trường từ tay hàng nhập khẩu Trung Quốc.

Năm 2017 chứng kiến sự tăng giá mạnh của vật liệu xây dựng nhôm khi quốc gia đóng góp nhiều nhất vào sản lượng nhôm thế giới là Trung Quốc vừa áp dụng chính sách hạn chế sản lượng nhôm và thắt chặt quản lý môi trường. Tại Việt Nam, trong giai đoạn 2014-2016, chiến lược xâm chiếm thị trường bằng cách bán dưới giá, thấp hơn mức giá sản xuất của doanh nghiệp trong nước đã khiến các thương hiệu nhôm Trung Quốc bao phủ và chiếm lĩnh thị trường nhanh chóng. Phụ thuộc vào nguồn cung nhập khẩu do không cạnh tranh được về giá trong một thời gian dài, các nhà sản xuất trong nước và các nhà phân phối nhôm thiếu hụt nguồn cung, cộng thêm giá nhôm liên tục tăng nhanh đột biến khiến các doanh nghiệp sản xuất nhôm trong nước càng lộ rõ thế yếu khi người tiêu dùng chưa quan tâm và đánh giá cao nhôm nội địa.  

Trong bối cảnh đó, thách thức dành cho các doanh nghiệp sản xuất nhôm trong nước là khá lớn, tuy nhiên cũng có thể nhìn thấy những cơ hội lớn nếu các nhà sản xuất có thể khẳng định được chất lượng và năng lực của mình. Thị trường cho vật liệu nhôm là một thị trường vô cùng tiềm năng khi càng ngày càng được người tiêu dừng ưa chuộng vì tính ứng dụng cao và công năng sử dụng tốt. Theo Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI) lượng tiêu thụ trong nước đối với nhóm ngành vật liệu nhôm mỗi năm tăng trung bình từ 15 đến 20%. Vì thế, các doanh nghiệp trong nước cần bứt phá và chủ động hơn trong việc nâng cao năng lực sản xuất, cải tiến chất lượng để có thể giành lại thị trường nội địa từ tay hàng nhập khẩu Trung Quốc.

Nhìn trước được cơ hội đó, SADO Group – một doanh nghiệp chuyên gia công và lắp đặt nhôm kính trong nước đã mạnh dạn đầu tư công nghệ, dây chuyền sản xuất 100% nhập khẩu từ các thương hiệu lớn của châu Âu để làm ra những sản phẩm chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế với giá cạnh tranh, phù hợp với thị trường nội địa. Hướng đến mục tiêu mang đến cho khách hàng một không gian sống hiện đại với các sản phẩm cao cấp, SADO Group đã đầu tư đồng bộ từ nguồn nguyên vật liệu chất lượng cao đến dây chuyền công nghệ tiên tiến cùng với quá trình kiểm nghiệm sản phẩm nghiêm ngặt.  

Vật liệu nhôm xây dựng tăng giá, thách thức lớn, cơ hội cũng lớn - Ảnh 1.

SADO Group nhập khẩu dây chuyền sản xuất nhôm từ thương hiệu RAPID của CHLB Đức cho nhà máy nhôm công suất đạt tới 7000m2 /tháng l

SADO đã đầu tư hệ thống máy tự động ALUSTAR. Đây là dây chuyền sản xuất các sản phẩm cửa nhôm kính, mặt dựng nhôm kính hiện đại nhất được nhập khẩu từ tập đoàn RAPID. Trên thế giới chỉ có 7 máy, khu vực Châu Á chỉ có duy nhất 1 máy đó là ở nhà máy nhôm của SADO GROUP. Máy chuyên phay, khoan, cắt tự động, cho phép sản xuất đa dạng các sản phẩm từ hệ profile nhôm. Được điều hành thông qua hệ thống phần mềm opera của Ý. Dây chuyền thực hiện đồng thời cắt và gia công thanh nhôm dựa theo vị trí vận hành lên thanh profile. Công nghệ hiện đại cho phép SADO Group sản xuất được những dòng sản phẩm cửa nhôm kính, vách ngăn nhôm kính và mặt dựng nhôm kính cao cấp. Đây là những dòng sản phẩm thông minh, thân thiện với môi trường và có những tính năng vượt trội so với các vật liệu truyền thống khác, đảm bảo độ kín khít cao, có khả năng cách âm cách nhiệt, có đủ chức năng mở quay trong và ngoài, mở quay lật, mở hất, mở trượt hoặc xếp trượt. Các sản phẩm SADO Group đều đạt tiêu chuẩn Châu Âu và có chứng nhận TUV.

Giữa bối cảnh thị trường có sự cạnh tranh rất khốc liệt với sản phẩm nhôm nhập khẩu, SADO Group đã tạo được chỗ đứng cho mình bằng chất lượng và sự ưu biệt về giá. Đầu tư công nghệ hiện đại, nhà máy sản xuất nhôm của SADO Group tự động hóa cao, từ đó đạt năng suất tốt. Một ưu điểm của dây chuyền SADO đó là nguồn nguyên liệu thô cao cấp được nhập khẩu 100% từ Nhật Bản, phôi nhập từ Úc, nhưng lại được gia công 100% tại Việt Nam trên dây chuyền đồng bộ của Đức nên thành phẩm sẽ có chất lượng tương đương với hàng ngoại nhập với giá thành hợp lý hơn rất nhiều.

Có thể nói, các doanh nghiệp sản xuất nhôm trong nước đang đứng trước những cơ hội lớn khi giá nhôm đang tăng cao. Nếu các nhà sản xuất nhôm Việt không dám bứt phá, đầu tư cho chất lượng sản phẩm, tăng năng lực cạnh tranh, thì nhôm nội địa không bao giờ khẳng định được vị trí trên thị trường trong nước, và thị phần sẽ lại rơi vào tay các doanh nghiệp nước ngoài.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước