Ngày 28/9, hội thảo Khoa học cấp Quốc gia “Startup - Những khía cạnh pháp lý về gọi vốn đầu tư” đã diễn ra thành công với nhiều giá trị thông tin cho những người tham dự. Chương trình do Tổ chức Hỗ trợ khởi nghiệp V-startup Việt Nam phối hợp với đơn vị chủ trì nhiệm vụ truyền thông hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST Quốc gia, Công ty Cổ phần Truyền thông Thiên Lộc, Đoàn Thanh niên Bộ Tư Pháp cùng Khoa Luật - Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức.
Với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận chính sách, thông tin pháp lý và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật khi gọi vốn đầu tư, hai đơn vị V-Startup và Thiên Lộc đã phối hợp với Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và khoa Luật trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân biên soạn các tài liệu. Chương trình tạo cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được tiếp cận các vấn đề pháp lý mà các doanh nghiệp khởi nghiệp hay gặp phải về gọi vốn đầu tư từ các nguồn quỹ trong và ngoài nước.
Bà Nguyễn Thy Nga – Giám đốc V-startup Việt Nam, chủ nhiệm nhiệm vụ Truyền thông hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST Quốc gia với tham luận “Thực trạng về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam và vốn đầu tư nước ngoài với Startup”.
Phiên sáng của buổi hội thảo có chủ đề: “Thực trạng và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và Quản lý quỹ đầu tư tại Việt Nam” với sự chủ trì của Bà Nguyễn Thy Nga, Giám đốc V-startup Việt Nam, chủ nhiệm nhiệm vụ Truyền thông hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST Quốc gia, PGS.TS Trần Văn Nam – Trưởng Khoa Luật Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Bà Chu Thị Hoa – Phó Viện Trưởng Viện Khoa Học Pháp lý, Bộ Tư Pháp.
Trình bày về vốn đầu tư nước ngoài, bà Nguyễn Thy Nga chia sẻ: “Với mọi doanh nghiệp khởi nghiệp, việc khởi đầu khó khăn là không thể tránh khỏi. Vì vậy các quỹ đầu tư là một sự hỗ trợ thiết thực mà các Startup có thể hướng tới. Quỹ đầu tư nước ngoài đã dần trở thành một cơ hội lớn, mang tầm ảnh hưởng quan trọng đối với các Startup của Việt Nam, không chỉ là mang lại nguồn vốn, mà quan trọng nhất là những kiến thức kĩ năng các bạn học được khi tiếp cận môi trường khởi nghiệp toàn cầu.” Bà cũng chia sẻ về chương trình hỗ trợ vốn mồi 20.000$ từ nguồn quỹ liên kết với V-startup cho những ý tưởng cần thiết cho thị trường mà có thể triển khai thành sản phẩm.
Các diễn giả trong buổi tọa đàm với chủ đề “Startup Việt – Gọi vốn”: PGS.TS Phạm Giang Thu – Đại học Luật Hà Nội, Bà Ngô Thị Hoa – Phó Viện Trưởng Viện Khoa Học Pháp Lý Bộ Tư Pháp (đồng chủ trì) ,Chị Nguyễn Thy Nga – Giám đốc V-startup (đồng chủ trì), PGS.TS Trần Văn Nam Trưởng Khoa Luật Đại học Kinh Tế Quốc dân (đồng chủ trì), Chị Lê Hàn Tuệ Lâm – Giám đốc Việt Nam của Quỹ Nextrans Hàn Quốc.
Trong phiên hội thảo sáng, các diễn giả và các đại diện trình bày tham luận về nhiều vấn đề cấp thiết và được quan tâm chú ý như: TS. Chu Thị Hoa với “Huy động vốn qua ICO, STO – cơ hội, thách thức pháp lý, PGS.TS Trần Văn Nam với “Các bất cập về đinh giá tài sản trí tuệ của startup khi gọi vốn đầu tư”, bà Lê Hàn Tuệ Lâm với tham luận “Kinh nghiệm quản lý quỹ đầu tư quốc tế tại Việt Nam” và cuối cùng là ông Lại Minh Chức - Công ty TNHH Khoa học Công nghệ Môi trường Việt Nam với tham luận “Startup được định giá nhưng khó khăn trong triển khai mô hình”.
Chương trình không chỉ nhận được nhiều sự quan tâm không chỉ của các startup trẻ và các bạn sinh viên mà còn có nhận được sự quan tâm của các đại diện bộ ngành tham gia, cũng như thu hút đại diện đến từ các trường đại học và các đơn vị đang triển khai hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp.
Tại buổi toạ đàm các diễn giả đã có những chia sẻ xung quanh vấn đề pháp lý mà Startup thường gặp phải khi gọi vốn đầu tư, các diễn giả mang đến cho các bạn sinh viên, cùng các khách mời đến từ phía doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo những thông tin về pháp lý, hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn trong quá trình vận hành doanh nghiệp, quá trình nhận vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước, cũng như cũng như các bất cập về định giá tài sản trí tuệ của Startup khi gọi vốn đầu tư.
Các startup trẻ quan tâm nội dung của Hội thảo “Startup - những khía cạnh pháp lý về gọi vốn đầu tư”
Tiếp nối phiên buổi sáng, tại phiên hội thảo chiều, các vấn đề: “Một số điều chỉnh khung pháp lý và phát triển năng lực tiếp cận vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp”, với sự tham gia các đại diện chủ trì: Giám đốc V-Startup Nguyễn Thy Nga, PGS.TS Trần Văn Nam – Trưởng Khoa Luật Trường Kinh tế Quốc dân, Bà Phạm Thị Thanh Nga – Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Tư Pháp.
Và các diễn giả khách mời: ông Phạm Tuấn Anh - Vụ pháp chế Bộ KHĐT, TS. Lê Nết – LS LNT & Partner, ông Hoàng Giáp Long – Giám đốc Liberal, chị Nguyễn Thị Ngọc Thu - đại diện quỹ Khởi nghiệp ĐMST Vietnam Innoventures với những nội dung: “Những điều chỉnh sắp tới để thuận lợi cho môi trường đầu tư”, “Startup – góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài”, “Vướng mắc trong việc thành lập quỹ và tiếp nhận đầu tư từ nước ngoài và tiếp nhận quỹ đầu tư từ nước ngoài”.
Chị Nguyễn Ngọc Thu – Quỹ Vietnam Innoventures - chia sẻ một số vướng mắc trong việc đăng kí quỹ khởi nghiệp ĐMST theo nghị định 38. Nghị định 38/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp vừa và nhỏ khởi nghiệp sáng tạo, theo đó ghi nhận hoạt động đầu tư khởi nghiệp sáng tạo là một ngành, nghề đầu tư kinh doanh; và xác định địa vị pháp lý của các công tư đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo mà hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện nay chưa quy định. Tại hội thảo, các chuyên gia cũng đã giải đáp vấn đề thành lập quỹ đầu tư cho khởi nghiệp cũng như làm thế nào để tiếp cận các nguồn đầu tư cho khởi nghiệp..
Kết thúc hội thảo, các đơn vị tổ chức hi vọng có thể đem đến những cái nhìn toàn diện hơn về hệ sinh thái khởi nghiệp hiện tại tại Việt Nam cho các Startup, hỗ trợ các đối tác về pháp lý, truyền thông và liên kết với các nguồn quỹ, giúp Việt Nam có thêm nhiều nhà Startup triệu đô trong tương lai.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!