Việt Nam đang ở đâu trong xu thế dịch chuyển FDI?

Linh Thủy, Phùng Sơn (Ban Thời sự)-Chủ nhật, ngày 02/08/2015 20:15 GMT+7

VTV.vn - Dòng vốn FDI đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ và phân bố không đồng đều giữa các khu vực. Việt Nam đang ở đâu trong dòng chuyển dịch này?

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhìn tổng thể từ đầu năm tới nay, dòng vốn FDI vào Việt Nam không những giảm mạnh mà còn vắng bóng  những dự án lớn.

Đầu tư vào khu công nghiệp Yên Phong, Bắc Ninh, Samsung Display với quy mô 1 tỷ USD đã giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động. Dự án sản xuất, lắp ráp màn hình này của Samsung nâng tổng vốn đầu tư của Tập đoàn này lên khoảng 7 tỷ USD và trở thành một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất hiện nay tại Việt Nam.

Các dự án tăng vốn, mở rộng đầu tư xuất hiện nhiều hơn, song chủ yếu từ những nhà đầu tư lâu năm như Samsung. Bảy tháng qua, chúng ta đang thiếu vắng các dự án quy mô lớn hàng tỷ USD như trước đây. Bảy tháng đầu năm 2015, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng thêm vào Việt Nam đạt 8,8 tỷ USD, bằng 92,4% so với cùng kỳ năm 2014.

Theo khảo sát của Thời báo tài chính của Anh, chi phí để mở một nhà máy sản xuất thiết bị hóa chất hoặc công nghệ dược phẩm tại Việt Nam rẻ hơn Trung Quốc tới 50%. Chi phí lao động tại Việt Nam cũng thấp hơn Malaysia, Thái Lan, Philippines. Thế nhưng FDI vào những nước này tiếp tục tăng, còn Việt Nam lại giảm. Trong 11 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất trên thế giới, có tới 9 nước là đối tác chiến lược, đối tác toàn diện của Việt Nam. Song tỷ trọng FDI của các quốc gia này vào nước ta còn quá hạn chế.

Diễn biến thu hút FDI năm nay rất khó dự đoán khi các nhà đầu tư đang trong tâm thế thăm dò và chờ đợi các hiệp định thương mại được ký kết. Các nhà kinh tế cũng cho rằng, Việt Nam đến lúc không thể chỉ dựa vào  nhân công rẻ hay lấy những ưu đãi về đất đai, thuế để mời gọi đầu tư. Thu hút FDI phải thay đổi cả lượng và chất.

Diễn biến thu hút FDI năm nay rất khó dự đoán khi các nhà đầu tư đang trong tâm thế thăm dò và chờ đợi các hiệp định thương mại được ký kết. Các nhà kinh tế cũng cho rằng, Việt Nam đến lúc không thể chỉ dựa vào  nhân công rẻ hay lấy những ưu đãi về đất đai, thuế để mời gọi đầu tư. Thu hút FDI phải thay đổi cả lượng và chất.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước