Việt Nam hướng tới xuất khẩu bền vững

Ban Thời sự-Thứ tư, ngày 09/05/2018 20:45 GMT+7

VTV.vn - Đến nay, Việt Nam đã có 29 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD với 28 thị trường lớn trên toàn thế giới.

Năm 2017, lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vượt mốc 200 tỷ USD, cùng với đó là 12 hiệp định FTA đã ký kết và đang đàm phán... Đây là những lợi thế và sẽ mở ra nhiều thị trường mới hơn cho các sản phẩm có thế mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, nếu không cải thiện được 2 vấn đề cốt lõi nhất là gia tăng giá trị và xây dựng thương hiệu mạnh cho các sản phẩm, khó có khả năng tạo ra những cơ hội bứt phá, chủ động cho xuất khẩu của Việt Nam.

Trong khi vị thế còn yếu, xuất khẩu của Việt Nam lại đang đối mặt với những bất ổn về thương mại toàn cầu và nguy cơ xảy ra chiến tranh thương mại. Xu hướng bảo hộ nổi dậy, nhiều nước nâng tiêu chuẩn về mặt hàng nông sản

Đến nay Việt Nam đã có 29 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD với 28 thị trường lớn trên toàn thế giới. Tuy nhiên, điểm yếu nhất vẫn nằm ở giá trị gia tăng chưa cao và chưa tạo được những thương hiệu Việt đủ mạnh. Đây lại là cái đích xuất khẩu Việt Nam cần hướng tới.

Một trong những vấn đề cũng được được các nhà phân tích đưa ra, đó là các hoạt động xúc tiến thương mại chưa đủ mạnh, thậm chí còn bị phân tán, giàn trải cho tất cả các lĩnh vực ngành hàng. Trong khi đó, ngân sách cho hoạt động này, chỉ chiếm 3/1000 trong tổng kim ngạch xuất khẩu, quá ít so với yêu cầu tối thiểu cho xúc tiến thương mại.

Hiện Bộ Công Thương đã phân loại từng nhóm sản phẩm để dành nguồn lực có thời hạn cho từng mặt hàng. Theo đó với những sản phẩm có thế mạnh như dệt may, thủy sản và thép có thể kết nối với các hãng truyền thông quốc tế như BBC, CNN để quảng bá mang tầm quốc tế, từng bước tạo vị thế trên thị trường quốc tế.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước