Việt Nam không có khả năng dự trữ dầu thô khi giá xuống thấp

Hữu Trí (Trung tâm Tin tức VTV24)-Thứ năm, ngày 23/04/2020 09:56 GMT+7

VTV.vn - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết, việc mua dầu thô để tích trữ là hướng đi đúng đắn và hợp lý, mang lại nhiều cơ hội cho đất nước nhưng thực tế có một số khó khăn.

Trước tình hình giá dầu thế giới ngày càng lao dốc, đã có nhiều câu hỏi đặt ra về việc Việt Nam nên tận dụng cơ hội này như thế nào, cụ thể là nhập khẩu dầu thô giá rẻ về trữ để chế biến, có thêm nguồn thu thay vì khai thác các mỏ ngoài khơi với chi phí đầu tư cao và nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt.

Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online trích ý kiến từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết, việc mua dầu thô để tích trữ là hướng đi đúng đắn và hợp lý mang lại nhiều cơ hội cho đất nước, tuy nhiên, trên thực tế có một số khó khăn.

Thứ nhất, chưa có cơ chế chính sách về rủi ro cho hoạt động này. Thứ hai, hạ tầng lưu chứa còn hạn chế, không có kho dự trữ quốc gia. Thứ ba, việc thuê tàu trữ dầu không khả thi vào thời điểm này do tiềm lực tài chính còn hạn chế.

Còn theo ông Ngô Thường San - Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam, nói trên tờ Tuổi trẻ số ra sáng 23/4, hoạt động khai thác dầu không phải muốn đóng hay mở bất cứ lúc nào cũng được mà phải thường xuyên vận hành để đảm bảo mặt kỹ thuật. Vì vậy, vẫn có một lượng dầu thô được khai thác, cần đưa vào kho chứa nên không có nhiều kho dầu dư thừa để có thể mua dự trữ.

Tuy nhiên, ông Trần Viết Ngãi - Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) cho rằng, không nên lấy lý do không có đủ kho chứa, bể chứa để hạn chế nhập khẩu xăng dầu. Các DN có nhu cầu nhập khẩu hoàn toàn có thể gia công, xây mới kho chứa, bể chứa trong thời gian rất ngắn.

Chuyên gia này cũng cho rằng Bộ Công Thương cần cấp hạn ngạch cho các DN nhập khẩu nhằm giúp cho các DN trong nước gia tăng nhập khẩu xăng dầu giá rẻ. Theo VEA, mỗi năm, ngành điện sử dụng khoảng 2,5 - 3 triệu tấn dầu DO, FO làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện. Các nhà máy đều có kho chứa, bể chứa để dự trữ nhiên liệu dầu phục vụ phát điện.

Ngoài nỗi lo thiếu kho chứa, sự dư thừa nguồn cung trong nước cũng khiến nhiều người băn khoăn rằng có nên nhập khẩu dầu thô vào lúc này hay không. Thậm chí, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã đề xuất tạm ngưng nhập khẩu xăng dầu.

Báo Công Thương điện tử viết: "Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trên thế giới đã sụt giảm nghiêm trọng vì ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, cung vượt cầu, các doanh nghiệp đang tìm mọi cách để đẩy hàng, giảm tồn kho. Trong bối cảnh đó, việc nhập khẩu xăng dầu sẽ tạo thêm sức ép cho tiêu thụ xăng dầu trong nước, đẩy các nhà máy lọc dầu trong nước vào tình trạng khó khăn hơn khi đối mặt với khủng hoảng kép. Thêm vào đó, việc tiêu thụ xăng dầu trong nước còn mang lại một số lợi thế so với việc nhập khẩu như chi phí vận tải, hạn chế rủi ro biến động tỷ giá trong kỳ thanh toán".

Trả lời tờ Tuổi trẻ, đại diện Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, lượng tồn kho xăng dầu tăng cao ở cả nhà máy lọc dầu Bình Sơn, Nghi Sơn và các DN kinh doanh xăng dầu. Để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm xăng dầu sản xuất trong nước, Bộ Công Thương đã có văn bản chỉ đạo, gửi các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, đề nghị các DN điều chỉnh kế hoạch kinh doanh và ưu tiên mua hàng từ nguồn sản xuất trong nước.

Tuy nhiên, với kiến nghị tạm dừng nhập khẩu xăng dầu, vị này cho rằng, cần phải rà soát tổng thể, kỹ lưỡng các quy định hiện hành về cạnh tranh, dự trữ quốc gia, kinh doanh xăng dầu, bảo vệ người tiêu dùng ở trong nước và các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Giá dầu thô WTI giảm xuống mức âm - “Thảm họa” ngành công nghiệp dầu lửa Mỹ Giá dầu thô WTI giảm xuống mức âm - “Thảm họa” ngành công nghiệp dầu lửa Mỹ Giá dầu thế giới giảm sâu tác động thế nào đến thị trường Việt Nam? Giá dầu thế giới giảm sâu tác động thế nào đến thị trường Việt Nam? CNBC: Arập Xêút hưởng lợi khi giá dầu Mỹ dưới 0 USD CNBC: Arập Xêút hưởng lợi khi giá dầu Mỹ dưới 0 USD

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước