Điều này cho thấy nhiều khó khăn, vướng mắc của người dân đã dần được tháo gỡ, thể hiện tinh thần "5 quyết tâm" của Chính phủ trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Ý kiến của một số doanh nghiệp FDI, họ bày tỏ sự lạc quan về kinh tế Việt Nam, cả trong ngắn hạn và dài hạn. 40% doanh nghiệp còn có kế hoạch tuyển dụng thêm lao động trong quý 2.
Ông Binu Jacob - Tổng giám đốc Nestlé Việt Nam cho biết: "Tính đến nay, chúng tôi đã đầu tư gần 830 triệu USD, với 4 nhà máy tại Việt Nam. Chúng tôi cũng mong muốn có thể tạo ra nhiều cơ hội việc làm và tiếp tục mở rộng các hoạt động đầu tư lâu dài tại Việt Nam".
"Việt Nam có rất nhiều lợi thế về môi trường đầu tư kinh doanh tiềm năng, giao thông thuận tiện, độ mở chính sách. Bên cạnh đó tôi nghĩ Chính phủ Việt Nam cũng cần có những chính sách thuế thu hút FDI phù hợp với từng ngành nghề lĩnh vực, để các doanh nghiệp khi đầu tư được ưu đãi. Có lợi nhuận kinh tế họ sẽ đầu tư lâu dài tại Việt Nam", ông Douglas Jackson - Giám đốc Điều hành của Tập đoàn Tư vấn Alvarez & Marsal nhận định.
Ông Gabor Fluit - Tổng Giám đốc De Haus Châu Á thông tin: "Các doanh nghiệp châu Âu đã rất sẵn sàng để đầu tư những dự án hàng tỷ Euro, USD vào Việt Nam, đặc biệt với các lĩnh vực điện gió ngoài khơi, năng lượng sạch. Chúng tôi kiến nghị Chính phủ Việt Nam cần có sự rõ ràng và ổn định về các quy định, tránh chồng chéo, thay đổi không đồng nhất".
Dự kiến tháng 5 tới, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2023 sẽ được VCCI công bố. Đây có lẽ sẽ là cuộc đua của nhiều địa phương để nỗ lực nâng cao thứ hạng, tất cả đều không ngoài mục đích tạo một môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, thuận lợi hơn cho người dân, doanh nghiệp.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!