Việt Nam nỗ lực lọt tốp đầu ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Khánh Nguyễn-Thứ tư, ngày 18/01/2017 18:27 GMT+7

Thứ trưởng Phạm Công Tạc chủ trì buổi họp báo tại Bộ KHCN.trong đó có vấn đề liên quan tới sở hữu trí tuệ.

VTV.vn - Chính phủ đã đặt mục tiêu Việt Nam phấn đấu tới năm 2020 sẽ lọt tốp dẫn đầu tại khu vực ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Trong thời gian qua, Chính phủ rất quan tâm tới vấn đề sở hữu trí tuệ và đặt mục tiêu Việt Nam sẽ xếp thứ hai tại khu vực ASEAN trong khoảng 3 năm tới. Chia sẻ về kế hoạch của Cục sở hữu trí tuệ đang tiến hành để đạt được mục tiêu, ông Lê Ngọc Lâm – Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cho hay: "Cục Sở hữu trí tuệ đề xuất sửa đổi Luật sở hữu trí tuệ sao cho phù hợp với điều kiện phát triển, yêu cầu thực tế và những cam kết trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới".

Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Lê Ngọc Lâm đưa ra một số giải pháp như phát triển số lượng DN; tăng cường nguồn lực cho sở hữu trí tuệ; ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động tại Cục và DN; từng bước triển khai xã hội hóa và chia sẻ kết quả giữa các DN, xây dựng chiến lược quốc gia về sở hữu trí tuệ gồm: nhiều hoạt động tạo ra sản phẩm sở hữu trí tuệ, kêu gọi các Bộ ngành tham gia vào chiến lược, xác định những vấn đề ưu tiên, lĩnh vực ưu tiên, đối tượng ưu tiên. nguồn lực chỉ tập trung vào những ưu tiên trên trong từng giai đoạn nhất định…

Việt Nam nỗ lực lọt tốp đầu ASEAN về sở hữu trí tuệ. - Ảnh 1.

Ông Lê Ngọc Lâm – Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ (giữa) cho hay, dùng sở hữu trí tuệ thúc đẩy KHCN, ứng dụng kết quả nghiên cứu vào hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, ông Lê Ngọc Lâm cũng cho biết, xét tương quan giữa Việt Nam và những nước như Singapore, Malaysia, Thái Lan…, để đạt được mục tiêu đứng thứ hai tại ASEAN về sở hữu trí tuệ vào năm 2020 là điều không hề dàng. "Do đó, chúng ta cần điều chỉnh mục tiêu là lọt vào tốp đầu khu vực", đại diện Cục Sở hữu trí tuệ nói.

Về vấn đề đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, ông Lê Ngọc Lâm, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ thừa nhận công tác xử lý hồ sơ chậm, thời gian còn kéo dài, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội.

Và để khắc phục những mặt còn tồn tại trên, ông Lê Ngọc Lâm khuyến cáo: Người nộp hồ sơ sổ hữu trí tuệ trước hết cần tra cứu, đánh giá sơ bộ kỹ lưỡng để không ảnh hưởng đến quyền sở hữu trí tuệ của đơn vị khác.

Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước