Con số này có nghĩa là 1 đứa trẻ sinh trong năm nay, tại Việt Nam, có thể phát triển được tới 69% tiềm năng của mình, so với trường hợp đứa trẻ đó được tiếp cận giáo dục và y tế đầy đủ. Chỉ số này cao hơn mức trung bình của các nước có cùng mức thu nhập, mặc dù mức chi tiêu công cho y tế, giáo dục và bảo trợ xã hội của Việt Nam thấp hơn.
Cũng theo báo cáo, 98/100 trẻ em sinh ra ở Việt Nam sống được đến 5 tuổi. Ở Việt Nam, một đứa trẻ bắt đầu đi học từ năm 4 tuổi có thể hoàn thành 12,9 năm học lúc 18 tuổi, và khi quy đổi sang chất lượng học, số năm học thực chất sẽ giảm xuống chỉ còn 10,7 năm.
Một thách thức lớn để tiếp tục cải thiện chỉ số Vốn Nhân lực của Việt Nam là tỷ lệ thấp còi tương đối cao (25/100 trẻ em bị suy dinh dưỡng thể thấp còi, đặc biệt phổ biến tại các dân tộc thiểu số).
Nhóm Ngân hàng Thế giới công bố Chỉ số Vốn Nhân lực 2020 cho 174 quốc gia trên toàn thế giới dựa trên dữ liệu đến tháng 3 năm 2020. Chỉ số Vốn nhân lực trung bình toàn cầu là 0,56. Phân tích ghi nhận trước đại dịch, hầu hết các quốc gia đã đạt được nhiều tiến bộ trong các lĩnh vực y tế và giáo dục, giúp phát huy vốn nhân lực. Tuy nhiên đại dịch COVID-19 đang đe dọa những thành tựu này, đòi hỏi các quốc gia phải hành động quyết liệt hơn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!