Vốn FDI vào lĩnh vực điện - điện tử tiếp tục tăng trưởng

VTV Digital-Thứ tư, ngày 20/10/2021 17:47 GMT+7

VTV.vn - Nửa cuối 2020, ngành điện - điện tử tiếp nhận trên 3 tỷ USD vốn FDI và ngay đầu năm 2021 là 1,7 tỷ USD đã đầu tư vào những mảng cao cấp.

Mặc dù dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nhưng tính đến ngày 20/9, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký mới đạt gần 12,5 tỷ USD (tăng 20,6% so với cùng kỳ) và tổng vốn đăng ký tăng thêm cũng tăng trên 25% so với cùng kỳ. Lĩnh vực điện - điện tử được xem là một điểm sáng thu hút vốn đầu tư của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

Dù dịch bệnh nhưng tập đoàn quốc tế Samsung không thay đổi chiến lược kinh doanh mà tiếp tục đầu tư vào Việt Nam. 17,7 tỷ USD là tổng số vốn tập đoàn đã đầu tư vào Việt Nam. Thời gian tới, hãng này sẽ cho ra mắt một Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển tại Hà Nội với quy mô 220 triệu USD, dự kiến khánh thành cuối năm 2022.

"Trong thời gian tới Samsung có kế hoạch tiếp tục đầu tư để ổn định vận hành nhà máy và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Cụ thể, hàng năm chúng tôi đang đầu tư trang thiết bị sản xuất tại 6 nhà máy, cũng như đa dạng hóa các hạng mục sản xuất như thiết bị mạng 5G và máy tính xách tay.

Không chỉ đối với Samsung Việt Nam, mà còn đối với các nhà đầu tư nước ngoài khác, Việt Nam cung cấp một môi trường đầu tư hấp dẫn như nguồn lao động dồi dào, tình hình chính trị xã hội ổn định, cơ sở hạ tầng lưu thông và sản xuất ưu tú", ông Choi Joo Ho - Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam cho hay.

Vốn FDI vào lĩnh vực điện - điện tử tiếp tục tăng trưởng - Ảnh 1.

Vốn FDI vào lĩnh vực điện - điện tử tiếp tục tăng trưởng. Ảnh minh họa - Nguồn: TTXVN.

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam, nửa cuối 2020, ngành điện - điện tử tiếp nhận trên 3 tỷ USD vốn FDI và ngay đầu năm 2021 là 1,7 tỷ USD đã đầu tư vào những mảng cao cấp, tiềm năng như: máy vi tính, máy tính bảng, điện thoại, linh kiện.

Ông Ngô Khải Hoàn - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương cho hay: "Trong thời gian tới để có thể thu hút doanh nghiệp, những tập đoàn FDI lớn tại Việt Nam, một trong những công tác trọng tâm mà Bộ sẽ tập trung vào đó là tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật. Chúng tôi sẽ tập trung vào sửa đổi Nghị định 111, cũng như sẽ có những bước đầu tiến hành xây dựng khung pháp lý để phát triển ngành công nghiệp nền tảng, ngành công nghiệp chế biến chế tạo".

Theo Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương, tổ chức sản xuất công nghiệp theo chuỗi giá trị khép kín, từ khâu nguyên vật liệu, công nghiệp hỗ trợ đến hoàn thiện. Các nhà đầu tư nước ngoài xem xét rất kĩ lưỡng các yếu tố về kinh tế, lao động, sự ổn định chính trị cũng như là những chính sách hỗ trợ của ngành. Việt Nam đang có đầy đủ các lợi thế này để tiếp tục thu hút đầu tư trong dài hạn.

Hà Nội đối thoại tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp FDI Hà Nội đối thoại tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp FDI

VTV.vn - 9 tháng đầu năm 2021, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào TP Hà Nội với số vốn đăng ký là 1,28 tỷ USD

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước