World Bank nhận định về cơ hội và thách thức từ chính phủ công nghệ số

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ tư, ngày 14/06/2017 06:30 GMT+7

VTV.vn - World Bank nhận định, với sự phát triển nhanh, rộng của công nghệ số, để giữ được lợi thế cạnh tranh, không chỉ cần có người lao động, doanh nghiệp bắt kịp xu hướng.

Ngày 13/6 tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Ngân hàng Thế giới World Bank đã tổ chức Hội thảo "Quản trị kinh tế hướng tới một nhà nước kiến tạo", nhằm trao đổi các kinh nghiệm quốc tế về tái định hình vai trò của Nhà nước trong quản lý kinh tế. Một nội dung được quan tâm, đó là vai trò của công nghệ số trong việc hỗ trợ chính phủ vận hành nền kinh tế một cách hiệu quả.

Ông Deepak Mishra, chuyên gia kinh tế trưởng, khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, World Bank cho biết: "Công nghệ số phổ biến đến nỗi, người nghèo giờ đây dễ tiếp cận với Internet hơn là một nguồn nước sạch".

World Bank nhận định, với sự phát triển vừa nhanh vừa rộng của công nghệ số, để giữ được lợi thế cạnh tranh, không chỉ người lao động hay doanh nghiệp cần bắt kịp xu hướng. Mà quan trọng nhất là các chính phủ, đóng vai trò định hướng nền kinh tế, cũng cần trở nên "thông minh hơn" với sự hỗ trợ của công nghệ số, để vừa làm lắng nghe được tiếng nói của người dân, làm giảm rào cản thông tin, cũng như nâng cao năng suất.

World Bank đưa ra ví dụ về câu chuyện về giải quyết khiếu nại nguồn nước tại Kenya. Việc áp dụng công nghệ số đã làm tăng vọt lượng đơn khiếu nại được xử lý trong khi lại giảm được nhân sự, khiến tổng năng suất tăng đến 75 lần so với trước đó.

Cũng là một nước đang phát triển như Kenya, nhưng thậm chí Việt Nam còn có lợi thế hơn khi đã có đủ điều kiện cần để chính phủ áp dụng công nghệ số trong vận hành kinh tế: Đó là tỷ lệ dân số lẫn doanh nghiệp đã dùng Internet đều cao hơn nhiều so với mức trung bình thế giới.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước