Trong khi việc sử dụng thương hiệu gạo quốc gia còn phải chờ các thủ tục bảo hộ quốc tế, chúng ta vẫn có nhiều giống gạo ngon, đạt vị trí cao trên trường quốc tế như ST24 xếp thứ 2 trong 3 loại gạo ngon nhất thế giới hay gạo AGPPS 103 của Tập đoàn Lộc Trời lọt top 3 loại gạo ngon nhất thế giới.
Như vậy, việc xây dựng thương hiệu nên bắt đầu bằng thị trường nội địa. Hiện thị trường nội địa chiếm 80% sản lượng lúa gạo của Việt Nam và 30-40% sản lượng lúa gạo của ĐBSCL. Chính thị trường này cần đóng vai trò là nơi xây dựng và kiểm nghiệm chuẩn mực về chất lượng gạo, thương hiệu và nguồn gốc xuất xứ gạo của Việt Nam.
Sắp tới, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường sẽ trực tiếp đến Sóc Trăng để cùng với DN và tác giả của giống lúa đạt giải gạo ngon nhất thế giới tổ chức thành một ngành hàng có quy mô, thương hiệu trước hết phục vụ trong nước.
Sự thành công của việc xây dựng thương hiệu gạo Việt cho người Việt mới là nền tảng vững chắc để giúp gạo Việt có thể vươn xa ra thị trường thế giới, khi có logo được bảo hộ chính thức toàn cầu.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!