Xu hướng chuyển dịch của các nhà tài trợ tại Olympics

Vĩnh Trọng‎ (Trung tâm Tin tức VTV24)-Thứ năm, ngày 22/02/2018 09:07 GMT+7

Ảnh minh họa

VTV.vn - Thay vì bỏ núi tiền cho Ủy ban Olympics quốc tế (IOC) với những ràng buộc khắt khe, các nhãn hàng quay sang đầu tư cho đội tuyển và các vận động viên "vàng".

McDonald's là một trong các nhà tài trợ lớn trong các kỳ Thế vận hội Olympics suốt mấy chục năm qua, trung bình 100 triệu USD cho mỗi kỳ. Tuy nhiên, năm 2018 là năm cuối cùng thương hiệu đồ ăn nhanh này góp mặt tại Olympics. Số lượng các nhà tài trợ cho thế vận hội cũng dần ít đi theo từng kỳ Thế vận hội diễn ra. Chuyện gì đang xảy ra bên ngoài sân thi đấu?‎

20% doanh thu của Ủy ban Olympics quốc tế (IOC) đến từ tiền của các nhà tài trợ. Phần còn lại từ kinh doanh bản quyền phát sóng.

Theo các thống kê của CNN Money, mỗi gói tài trợ 4 năm cho IOC trung bình là 200 triệu USD. Ngoài chuyện nội dung quảng cáo bị giới hạn và ràng buộc với tiêu chí của Olympics, các thương hiệu nhanh chóng nhận ra "cái được và mất" khi quảng bá kèm sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh.

Quảng bá nhiều, doanh thu tốt lên, nhu cầu khách hàng, người tiêu dùng tăng cao, cạnh tranh gay gắt từ đối thủ dẫn tới cần nâng cấp sản phẩm, dịch vụ. Cuối cùng, các thương hiệu này buộc phải rút hàng trăm triệu USD tài trợ về để tái đầu tư.

Một vấn đề quan trọng khác để các nhãn hàng cân nhắc bỏ tiền tài trợ, quảng cáo là lượng người theo dõi. Sau nhiều năm duy trì ở mức cao, Olympics Rio 2016 tại Brazil ghi nhận mức giảm gần 20% so với tại London, Anh năm 2012.

Từ năm 2016, hàng loạt nhà tài trợ lớn đã dần rút lui khỏi Olympics

Theo CNBC, thay vì bỏ núi tiền cho IOC với những ràng buộc khắt khe, các nhãn hàng quay sang đầu tư cho đội tuyển và các vận động viên "vàng".

Hãng thông tấn AP lấy ví dụ trường hợp của vận động viên Mỹ gốc Hàn Chloe Kim. Bằng tài năng và câu chuyện cuộc đời truyền cảm hứng, Kim đã nhận được tài trợ từ 3 thương hiệu khổng lồ (logo) từ trước khi đạt huy chương vàng môn trượt tuyết tại Olympics PyeongChang 2018.

Với những thành tích cao, nức lòng người hâm mộ, lượng người theo dõi họ trên các kênh truyền thông và mạng xã hội tăng cao chóng mặt. Đây là cơ hội quảng bá tuyệt vời cho các nhà tài trợ cả trước, trong và sau giải đấu trên nhiều kênh online lẫn offline.

Euronews nhận định IOC cũng không mấy lo lắng. Ủy ban này cho biết, các nhà tài trợ cũng đang "xoay trục" khi đang xuất hiện nhiều thương hiệu châu Á hơn. Điều này cũng hợp lý khi 3 kỳ Olympics liên tiếp (2018, 2020 và 2022) đều diễn ra tại châu Á. Trước đây, IOC từng bị chỉ trích vì có quá nhiều nhà tài trợ Mỹ.‎

TRỰC TIẾP Olympic PyeongChang 2018 ngày thi đấu 22/2 TRỰC TIẾP Olympic PyeongChang 2018 ngày thi đấu 22/2 Olympic PyeongChang 2018: Những tấm HCV đáng chú ý trong ngày thi đấu 21/2 Olympic PyeongChang 2018: Những tấm HCV đáng chú ý trong ngày thi đấu 21/2 Những hình ảnh ấn tượng trong ngày thi đấu thứ 12 của Olympic PyeongChang 2018 Những hình ảnh ấn tượng trong ngày thi đấu thứ 12 của Olympic PyeongChang 2018

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước