Sự tăng trưởng này có một phần đóng góp không nhỏ của lĩnh vực nông nghiệp với gần 30 tỷ USD. Các nhà phân tích nhận định: Nền kinh tế đã có sự chuyển hướng tích cực, cơ cấu đã chuyển dịch dần sang các lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh theo hướng có chiều sâu và mang lại giá trị kinh tế cao.
Những chuyến tàu xuất khẩu gạo dường như luôn tấp nập tại các bến cảng. Nhưng điểm khác, điểm đặc biệt là 9 tháng qua, sản lượng xuất khẩu tăng không nhiều, nhưng giá trị lại tăng cao gần 25%. Nhóm hàng này đã tiến được vào các thị trường khó tính và dần vượt qua các đối thủ đến từ Thái Lan, Australia.
Trong 9 tháng, xuất khẩu chung của cả nước đã đạt gần 180 tỷ USD, trong đó có 26 mặt hàng vượt mốc 1 tỷ USD. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng của khu vực nội địa vượt qua khu vực vốn FDI.
Theo các nhà phân tích: Sự bứt phá của khu vực doanh nghiệp nội địa đã cho thấy: Các hiệp định thương mại tự do và những nỗ lực trong cắt giảm các điều kiện kinh doanh của Chính phủ đã bắt đầu phát huy hiệu quả.
Mục tiêu xuất khẩu của Việt Nam trong năm nay đạt khoảng 230 tỷ USD. Tuy nhiên, đại diện Bộ Công Thương cũng cho biết: Xuất khẩu từ nay đến cuối năm vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Nổi bật là việc các nước tăng cường áp dụng các biện pháp bảo hộ, quy định tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và về bảo vệ môi trường ngày càng khắt khe.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!