Bị lừa cài phần mềm Dịch vụ công giả mạo, người phụ nữ mất hơn 500 triệu đồng

PV-Thứ tư, ngày 17/07/2024 10:25 GMT+7

VTV.vn - Sau khi cài đặt phần mềm Dịch vụ công giả mạo, người phụ nữ ở quận Đống Đa, Hà Nội, phát hiện tài khoản ngân hàng bị mất 500 triệu đồng nên đã đến công an trình báo.

Thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội liên tục cảnh báo về thủ đoạn giả danh Công an gọi điện yêu cầu người dân cài đặt phần mềm Dịch vụ công giả mạo để chiếm đoạt tài sản, nhưng nhiều người dân vẫn "sập bẫy" thủ đoạn này.

Thủ đoạn của các đối tượng là giả danh cán bộ Công an gọi điện cho người dân thông báo căn cước công dân của họ bị lỗi trên hệ thống hoặc cần phải cập nhật dữ liệu dân cư, mã định danh, rồi yêu cầu người dân đến cơ quan Công an để làm việc. Với lý do cần hoàn thiện gấp hồ sơ, đối tượng sẽ thúc ép để người dân phải khẩn trương tải phần mềm Dịch vụ công "giả mạo", do đối tượng cung cấp.

Bị lừa cài phần mềm Dịch vụ công giả mạo, người phụ nữ mất hơn 500 triệu đồng - Ảnh 1.

Ngay sau khi cài đặt phần mềm giả mạo này, người dân sẽ bị đối tượng chiếm quyền điều khiển điện thoại, thực hiện việc chuyển tiền từ thông tin tài khoản ngân hàng và các ứng dụng thanh toán được lưu trên điện thoại.

Mới đây, một trường hợp ở quận Đống Đa, TP Hà Nội, bị chiếm đoạt 500 triệu đồng khi cài đặt phần mềm Dịch vụ công giả mạo.

Theo đó, vào ngày 13/6/2024, Công an quận Đống Đa tiếp nhận đơn trình báo của chị N (SN: 1976; trú tại Đống Đa, Hà Nội) về việc có nhận được điện thoại của một đối tượng, tự xưng là cán bộ Công an thành phố Hà Nội, yêu cầu chị cài đặt phần mềm Dịch vụ công.

Sau khi cài đặt xong, chị N phát hiện tài khoản ngân hàng bị mất 500 triệu đồng nên đã đến cơ quan Công an trình báo.

Để phòng tránh lừa đảo, Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác trước thủ đoạn trên; tuyệt đối không cài đặt các phần mềm, ứng dụng theo yêu cầu của các đối tượng lạ gọi đến. 

Nếu cài đặt phần mềm giả mạo, người dân có nguy cơ sẽ bị chiếm quyền điều khiển toàn bộ điện thoại. Các tin nhắn, cuộc gọi đến máy điện thoại của nạn nhân sẽ được ứng dụng kiểm soát, ngầm chuyển về máy chủ do đối tượng quản lý, không hiển thị trên điện thoại của nạn nhân. 

Nguy hiểm hơn, các đối tượng chiếm quyền điều khiển điện thoại di động từ xa, sau đó truy cập vào tài khoản, chuyển hết tiền của bị hại.

Khi gặp các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần kịp thời trình báo cơ quan Công an để ngăn chặn và xử lý theo quy định của pháp luật.

Mất hơn 800 triệu đồng vì cài phần mềm Dịch vụ công giả mạo Mất hơn 800 triệu đồng vì cài phần mềm Dịch vụ công giả mạo

VTV.vn - Thời gian gần đây, nhiều người dân bị lừa cài đặt phần mềm Dịch vụ công “giả mạo” để các đối tượng chiếm quyền điều khiển điện thoại nhằm chiếm đoạt tài sản.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước