Đặc biệt trong thời điểm dịch COVID-19. Nhiều người dân nhận được rất nhiều tin nhắn, thư điện tử, đường link từ những cá nhân, tổ chức lạ và thủ đoạn rất tinh vi. Các đối tượng lừa đảo làm giao diện giống hệt với ngân hàng thật. Chỉ cần một thao tác mở đường link, mã độc có thể ngay lập tức xâm nhập vào điện thoại hay máy tính, đánh cắp các thông tin dữ liệu. Không ít người, đã bị mắc bẫy vì thủ đoạn này.
Lợi dụng tâm lý muốn kiếm tiền của nhiều người trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19. Nhiều trang web, ứng dụng lừa đảo đã xuất hiện, nội dung mời chào: "Chỉ cần ngồi nhà, thao tác đơn giản, có thể kiếm tiền dễ dàng". Và nhiều người đã mắc bẫy khi đầu tư vào tiền điện tử.
Với số vốn ban đầu là 5 USD (khoảng 100.000 đồng), nhiều người có thể kiếm gầp 2-3 lần giá trị của tiền điện tử. Tuy nhiên, sau khoảng 1 tháng tăng vốn đầu tư lên tới tiền triệu, nạn nhân đã mất hoàn toàn số tiền.
Nhiều người đã sập bẫy tiền điện tử trên mạng
Việt Nam có 70% dân số sử dụng internet. Còn nhiều nguy cơ, thách thức từ không gian mạng như: tội phạm mạng giả mạo các trang, cổng thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức nhà nước để đánh cắp dữ liệu; Mua bán dữ liệu cá nhân trái phép trên không gian mạng; Tung tin giả về COVID-19, gây hoang mang dư luận; Các thế lực phản động dùng mạng xã hội để chống phá, truyền tải thông tin xấu, độc, bịa đặt …
Theo Bộ Công an, trong năm nay, có gần 100 triệu hồ sơ dữ liệu bị khai thác, lộ lọt. Ngành chịu ảnh hưởng lớn nhất là dịch vụ viễn thông với 23 triệu hồ sơ bị rò rỉ. Đặc biệt, hơn 100.000 tài khoản và mật khẩu trong hệ thống nội bộ trọng yếu của các tổ chức, doanh nghiệp bị đưa lên không gian mạng.
Số lượng tên miền lừa đảo trong năm 2021 tăng hơn nhiều so với các năm trước, trung bình khoảng 600 - 700 tên miền lừa đảo hàng quý, nghĩa là cứ mỗi 1 ngày trung bình có 5 - 10 website lừa đảo nhắm vào người dùng Internet Việt Nam được xây dựng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!