Tại đây, Tiến sỹ Alfred Gerstl, Giảng viên của Đại học công nghệ Vienna đã trình bày một nghiên cứu chi tiết về lịch sử của Biển Đông, các biến cố từ giữa thế kỷ trước trở lại đây, tham vọng hiện nay của Trung Quốc cũng như quan điểm của Việt Nam và Philippines về vấn đề này.
‘ Tàu Hải cảnh Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công tàu Việt Nam đang thi hành công vụ ở khu vực giàn khoan Hải Dương 981.
Trước khoảng 80 học giả, sinh viên Áo và các nhà báo, Tiến sỹ Alfred Gerstl đã dẫn chứng những bản đồ và tư liệu lưu trữ trong Thư viện quốc gia Áo có nói đến chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Ông cũng cho rằng, việc Việt Nam tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, ngoài việc dựa trên cơ sở pháp lý của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam còn dựa trên căn cứ từ thời vua Lê Thánh Tông từ năm 1460 – 1497, sau đó được Pháp khẳng định lại vào năm 1884.
Trong khi đó, Tiến sỹ Alfred Gerstl cũng chỉ ra rằng, theo luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển thì vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc chênh lệch rất xa so với yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông.
Các tranh luận sau bài thuyết trình của Tiến sỹ Alfred Gerstl tập trung vào khía cạnh luật học, nhưng cũng bàn đến các nguy cơ từ cách hành xử như hiện nay của Trung Quốc đối với hòa bình trong khu vực và an ninh, an toàn hàng hải trên Biển Đông. Tiến sỹ Alfred Gerstl cũng đã phân tích quan điểm của Việt Nam và Philippines, đồng thời cho rằng hai nước đều đã kiềm chế trước hành động của Trung Quốc.