Nguyên nhân nào khiến trẻ bị táo bón?

PV-Thứ năm, ngày 31/10/2019 14:24 GMT+7

VTV.vn - Có nhiều yếu tố góp phần gây nên táo bón ở trẻ em, trong đó có 2 nguyên nhân chính: nguyên nhân thực thể và nguyên nhân chức năng.

Nguyên nhân thực thể bao gồm các vấn đề về cường giáp, bệnh thần kinh cơ ổ bụng, ruột, phì đại tràng bẩm sinh, đái tháo đường... Trẻ mắc những bệnh này dễ bị rối loạn cử động ruột nên gây ra táo bón. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 5% trẻ em mắc táo bón do nguyên nhân này.

Trẻ mắc bệnh cường giáp sẽ có hiện tượng bị giảm hoạt động của cơ ruột, trong khi trẻ mắc bệnh phì đại tràng bẩm sinh thường nhẹ cân hơn so với trẻ bình thường và có kích thước phân nhỏ, dạng vón cục. Trẻ mắc bệnh đái tháo đường cũng thường bị táo bón. Đặc biệt, các bệnh liên quan đến thần kinh cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón nặng ở trẻ.

Nguyên nhân nào khiến trẻ bị táo bón? - Ảnh 1.

Có nhiều nguyên nhân gây nên táo bón ở trẻ

Nguyên nhân chức năng là do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Có đến 95% trẻ mắc táo bón là do nguyên nhân này. Ở trẻ nhỏ, các chức năng tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và đào thải thức ăn được hoàn thiện dần dần.

Việc ăn thức ăn đặc đột ngột cũng khiến trẻ sơ sinh bị táo bón. Đặc biệt táo bón thường gặp ở những trẻ mới cai sữa mẹ, chuyển qua ăn dặm, uống sữa công thức. Việc cai sữa sẽ khiến trẻ mất đi nguồn cung cấp nước chính cho cơ thể. Hơn nữa, nếu pha không đúng tỉ lệ, sữa công thức cũng là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, chế độ ăn thiếu chất xơ cũng gây lên táo bón. Chất xơ từ những loại rau, củ quả góp phần làm tăng thể tích cho phân, làm cho phân xốp hơn. Tuy nhiên, táo bón vẫn có thể xảy ra ở những trẻ ăn nhiều rau xanh nếu chúng ta. không chế biến rau đúng cách (nát quá, sống quá); hoặc hàm lượng chất xơ cần thiết bổ sung vào cơ thể trong 1 ngày là chưa phù hợp.

Nguyên nhân nào khiến trẻ bị táo bón? - Ảnh 2.

Chế độ ăn thiếu chất xơ gây nên tình trạng táo bón ở trẻ

Nhịn đi ngoài là nguyên nhân thường gặp nhất ở trẻ bị táo bón. Khi trẻ càng nhịn, phân tích tụ ở trong ruột càng lâu, ngày một nhiều lên và to khiến trẻ càng gặp khó khăn khi đi ngoài. Lâu dần dẫn đến táo bón mãn tính ở trẻ.

Giải pháp hỗ trợ xử lý táo bón ở trẻ em

Để hỗ trợ xử lý tình trạng táo bón cho trẻ, bên cạnh những cách phổ biến như bổ sung chất xơ từ các thực phẩm có tác dụng làm nhuận tràng như chuối, rau đay, rau mồng tơi với hàm lượng cần thiết; cung cấp cho trẻ đủ lượng nước hàng ngày; tạo dựng thói quen đi cầu đúng giờ cho trẻ… thì bổ sung Lợi khuẩn là một cách vô cùng quan trọng và cần thiết.

Nguyên nhân nào khiến trẻ bị táo bón? - Ảnh 3.

Men vi sinh LiveSpo PregMom giúp xử lý táo bón ở trẻ

Theo TS. BS Nguyễn Thị Quỹ, tất cả các nghiên cứu chỉ ra rằng để có sức khỏe tốt thì hệ tiêu hóa cần phải quan tâm và chăm sóc, lúc đó trẻ mới có cả thể lực lẫn trí lực. Hai phần ba hệ miễn dịch đều nằm ở đường ruột. Chính vì vậy, chúng ta cần hỗ trợ cho trẻ men vi sinh - là những vi khuẩn có lợi nằm ở thành của ruột non và đại tràng.

Trong đường ruột mỗi người có khoảng 85% là lợi khuẩn và 15% là hại khuẩn. Khi tỷ lệ này luôn duy trì ở trạng thái cân bằng, sức khỏe sẽ luôn ổn định; các vấn đề về tiêu hóa của trẻ như táo bón, tiêu chảy, tiêu hóa kém, đau bụng… đều được kiểm soát.

Để được tư vấn và giải đáp miễn phí về vấn đề sức khỏe tiêu hóa của trẻ, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài Sống khỏe cùng Dr. ANH 19008946.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước