Bảo vệ rừng: Làm sao cho hiệu quả?

SKBL-Thứ bảy, ngày 01/04/2017 12:00 GMT+7

VTV.vn - Trước những diễn biến phức tạp của tình trạng chặt phá rừng hiện nay ở nước ta, làm cách nào để ngăn chặn, bảo vệ rừng trước lòng tham và sự thiếu hiểu biết của lâm tặc?

Sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhiều địa phương đã thực hiện đóng cửa rừng. Tuy nhiên, tình trạng phá rừng vẫn diễn biến hết sức phức tạp ở không ít các địa phương, đặc biệt là tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Ngày 11/3 vừa qua, tại hội nghị xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc một lần nữa khẳng định kiên quyết đóng cửa rừng tự nhiên.

Quan điểm của Thủ tướng Chính phủ trong việc xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có hành vi phá rừng vẫn hết sức cương quyết. Dù tình hình đã tốt hơn so với trước đây gần một năm rất nhiều khi lệnh đóng cửa rừng tự nhiên được thi hành song vẫn còn nhiều điểm nóng, nhiều vụ việc nóng về triệt phá rừng gây bức xúc dư luận.

Rừng miền Trung, Tây Nguyễn vẫn đang chảy máu dù có lệnh đóng cửa rừng Rừng miền Trung, Tây Nguyễn vẫn đang chảy máu dù có lệnh đóng cửa rừng

VTV.vn - Rừng vẫn đang chảy máu dù đã có lệnh đóng cửa rừng là những gì đang diễn ra liên tục thời gian gần đây ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Lâm tặc chặt phá rừng để lấy gỗ, người dân đốt phá rừng để lấy đất trồng trọt, nhiều tổ chức cá nhân có chức, có quyền lợi dụng kẽ hở của pháp luật để chuyển đổi mục đích sử dụng và sang nhượng trái phép đất rừng để chuộc lợi, nhiều địa phương xin chuyển đổi đất rừng tự nhiên dưới danh nghĩa rừng nghèo, rừng tái sinh sang thực hiện các dự án, điển hình là vụ việc đình đám những ngày qua xảy ra tại tỉnh Phú Yên. Vấn đề đặt ra là tại sao đã gần một năm từ ngày có lệnh đóng cửa rừng, rừng vẫn tiếp tục bị chảy máu? Và đến bao giờ mới cơ bản kiểm soát được tình trạng chặt phá, xâm hại rừng?

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, trong 9 tháng đầu năm 2016, cả nước xảy ra hơn 15.000 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng., tổng diện tích rừng bị chặt phá lên đến hơn 1.000 héc ta. Đặc biệt, chỉ trong những tháng đầu năm nay, tình trạng chặt phá rừng trái phép lại tái diễn ở nhiều nơi với tổng số rừng thiệt hại là 123 héc ta. Các đối tượng lâm tặc đã dùng mọi thủ đoạn để chặt phá rừng trái pháp luật.

Ông Nguyễn Hữu Thiện – Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Tổng cục Lâm nghiệp – cho biết một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên bao gồm: nhu cầu canh tác của người dân, nhu cầu về lâm sản người tiêu dùng, giá trị của đất nếu được chuyển đổi sẽ tăng cao, nhiều loại lâm sản, đặc biệt là ở vùng Tây Nguyên có giá trị cao vì tính quý hiếm.

Về mặt quản lý, ông Nguyễn Hữu Thiện cho rằng công tác quy hoạch sử dụng đất có nhiều điểm bất cập, chưa đảm bảo được nhu cầu sản xuất của người dân, dẫn đến việc họ xâm hại rừng. Bên cạnh đó, việc thực hiện an sinh xã hội chưa tốt cũng là một nguyên nhân khiến người dân nghèo đi khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.

GS.TSKH Nguyễn Ngọc Lung – Viện trưởng Viện Quản lý rừng bền vững – chia sẻ trước đây, tình trạng chặt phá rừng vẫn rất nghiêm trọng nhưng không được phản ánh đầy đủ trên các phương tiện thông tin truyền thông, chính vì vậy, nhiều người lầm tưởng công tác bảo vệ rừng trước kia được thực hiện tốt hơn. "Đếm số vụ, số thiệt hại về rừng, về gỗ, về đất thì chúng ta có thể thấy rằng hiện nay, tình trạng này đã được kiểm soát tốt hơn xưa", ông nói.

Cùng tìm hiểu về chủ đề diễn biến nạn chặt phá rừng trong chương trình Sự kiện và Bình luận tuần này qua video dưới đây:

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước