Tắc đường - Bài toán kinh niên?

SKBL-Thứ bảy, ngày 09/01/2016 16:27 GMT+7

(Ảnh: Dân trí)

VTV.vn - Tắc đường là thực trạng giao thông phổ biến ở Việt Nam. Vậy, làm sao để hết tắc đường? Đây chính là chủ đề được thảo luận trong chương trình Sự kiện & Bình luần tuần này.

Ùn tắc giao thông ngày càng nghiêm trọng bởi tốc độ gia tăng ô tô, xe máy luôn nhanh hơn tốc độ phát triển hệ thống hạ tầng giao thông. Mới đây, Hà Nội đã đề xuất với chính phủ hạn chế phương tiện giao thông cá nhân nhằm giảm ùn tắc. Tuy nhiên, liệu đây có phải là giải pháp cho bài toán giao thông đô thị đang ngày càng nan giải như hiện nay? “Làm sao để hết tắc đường” cũng chính là chủ đề được thảo luận trong chương trình Sự kiện & bình luận tuần này.

“Không chỉ riêng đối với Việt Nam, tắc đường vốn là căn bệnh kinh niên của cả thế giới. Sự phát triển của hệ thống hạ tầng giao thông gặp rất nhiều khó khăn để đuổi theo tốc độ đô thị hóa”, TS Nguyễn Xuân Thủy - chuyên gia về giao thông đô thị chia sẻ.

Trong khi đó, theo TS Trần Hữu Minh – Phó Chánh văn phòng Ủy ban Giao thông Quốc gia, cho rằng nếu so sánh hiện nay với giữa năm 2011, thực trạng ùn tắc giao thông đã có những cải thiện đáng kể nhờ sự xuất hiện của các hầm chui, các cầu vượt. “Tuy nhiên, khi các cầu vượt phát huy hết tác dụng mà nhu cầu đi lại vẫn tiếp tục gia tăng, người dân tiếp tục chuyển từ sử dụng xe máy sang ô tô, đây sẽ là thách thức rất lớn”, ông nói tiếp.

Theo TS Trần Hữu Minh, giải pháp quan trọng nhất giúp giải quyết tình trạng này là quy hoạch sử dụng đất. Ông cho biết các đô thị trên thế giới, đặc biệt là các đô thị của Mỹ như Chicago, Boston, quỹ đất dành cho giao thông đô thị là khoảng 40 – 45%. Trong khi đó, theo mô hình châu Âu, ví dụ như Paris, Barcelona, quỹ đất dành cho giao thông đô thị từ 20 – 25%. Còn tại Việt Nam, cụ thể là ở TP.HCM và Hà Nội, con số này chỉ từ 7 – 8%.

“Khi quỹ đất không đủ, vận tải công cộng vẫn còn hạn chế, phương tiện cá nhân chiếm ưu thế, rõ ràng, ách tắc là chuyện đương nhiên”, TS Trần Hữu Minh kết luận.

Thực tế cho thấy, đã có những thời điểm, tình trạng ùn tắc giao thông giảm tới 47% nhờ các giải pháp như phân luồng, cấm đỗ xe ở lòng đường, xây dựng các cầu vượt nhẹ. Tuy nhiên, phải chăng những biện pháp này đã đủ để giải quyết bài toán ùn tắc giao thông ở Việt Nam?

Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, mời quý vị và các bạn lắng nghe chia sẻ của các chuyên gia trong chương trình Sự kiện & Bình luận:

Sự kiện và bình luận - 09/01/2016

 

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước