
1. Xà phòng và nước rửa tay kháng khuẩn
Mặc dù nước rửa tay và xà phòng kháng khuẩn có thể tiêu diệt vi khuẩn và mầm bệnh nhưng việc sử dụng chúng quá nhiều sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch và gây ra tình trạng kháng cự ngay từ đầu của nhiều loại vi khuẩn mà chúng ta muốn "tiêu diệt".
Hơn nữa, theo Tổng quan hệ thống các thử nghiệm lâm sàng công bố năm 2007 trên Journal of Clinical Infectious Diseases, thành phần phổ biến trong các loại xà phòng kháng khuẩn là triclosan không có tác dụng chống lại vi khuẩn tốt hơn bất cứ loại xà phòng thường nào.
Loại hóa chất này vẫn còn gây tranh cãi khi một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó có thể gây gián đoạn nội tiết và kháng với vi khuẩn
Ngoài ra, sản phẩm này còn gây ra nhiều tác dụng phụ như khô da, gián đoạn sản sinh hoóc môn hay làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh do chúng làm tăng khả năng hấp thu của da.
2. Chất khử mùi
Những chất khử mùi kèm chất chống đổ mồ hôi sẽ giúp cơ thể có mùi dễ chịu nhưng rõ ràng, cơ thể đổ mồ hôi là có lý do của nó.
Mồ hôi giúp cơ thể loại bỏ độc tố, vì vậy khi lỗ chân lông bị bít chặt bởi chất khử mùi, các độc tố sẽ "lưu cữu" trong cơ thể.
Ngoài ra, các chất khử mùi nói chung chứa các hoá chất như aluminum, parabens, propylene glycol….
Trong đó, một nghiên cứu được thực hiện năm 2001 chỉ rằng các mẫu máu được thu thập 15 ngày sau khi bôi sản phẩm chứa aluminum vẫn chứa độc tố này. Vì aluminum được hấp thu trực tiếp qua da và xâm nhập vào dòng máu, nó có thể dễ dàng di chuyển tới não.
Nghiên cứu cũng tìm thấy những bằng chứng mạnh mẽ cho thấy aluminum có thể gây bệnh Alzheimer cũng như nhiều rối loạn sức khỏe khác.
3. Bông tắm xơ mướp
Mặc dù có vẻ thuận tiện và bắt mắt nhờ hình dạng và màu sắc phong phú nhưng những bông tắm bằng xơ mướp lại có thể gây hại cho sức khoẻ.
Vì trong môi trường nóng ẩm, bông tắm xơ mướp rất dễ bị nấm mốc và khi chúng tiếp xúc với vùng bị thương trên cơ thể, nguy cơ nhiễm trùng rất cao.
Do đó, nếu vẫn muốn sử dụng bông tắm xơ mướp, hãy giặt nó với xà phòng và vắt khô nó hoàn toàn sau mỗi lần sử dụng. Hàng tuần cần ngâm xơ mướp vào dung dịch nước pha giấm hay tinh dầu với tỉ lệ 1:1 trong vài tiếng để diệt hết vi khuẩn. Cần thay mới bông tắm xơ mướp sau 3-4 tuần sử dụng.
Một giải pháp khác là dùng khăn mặt vì bạn có thể dễ dàng giặt sạch sau mỗi lần sử dụng.
4. Máy xay
Máy xay có khả năng tạo ra nhiều món ăn lành mạnh, thơm ngon trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu không biết cách vệ sinh, chiếc máy xay này, đặc biệt là phần gioăng (vòng đệm cao su dưới lưỡi cắt), có thể trở thành một ổ vi khuẩn và mầm bệnh khổng lồ.
Trên thực tế, nghiên cứu chỉ rằng máy xay là dụng cụ nhiều vi khuẩn thứ 3 trong bếp (chỉ sau các ngăn đựng rau và thịt trong tủ lạnh) do nhiễm khuẩn salmonella, Ecoli, nấm men và nấm mốc,
Do đó, khi sử dụng máy xay sinh tố, bạn cần vệ sinh sạch sẽ, đặc là các gioăng.
5. Nước ép trái cây đóng hộp
Nhiều người đã bị ngộ nhận về những sản phẩm này trong nhiều năm, khi các công ty lớn chi rất nhiều tiền vào quảng cáo để thuyết phục chúng ta rằng nước ép trái cây đóng hộp có chứa nhiều vitamin và khoáng chất và rằng chúng ta nên đưa nó vào bữa sáng lành mạnh.
Mặc dù nước ép trái cây đóng hộp chứa nhiều dưỡng chất nhưng chúng chứa nhiều đường hơn bất cứ thứ loại thực phẩm nào, đôi khi nhều hơn cả nước ngọt có ga.
Do vậy, nước ép trái cây sẽ chỉ là lựa chọn lành mạnh khi được làm tại nhà và không cho thêm đường.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á (Vĩnh Long) vừa tiếp nhận điều trị cho một bé gái 11 tuổi bị sốc phản vệ độ 3.
VTV.vn - Thống kê cho thấy, hơn 80% bệnh nhân COVID-19 tại nước ta chỉ sốt nhẹ, ho, mệt và tự hồi phục sau khoảng 1 tuần.
VTV.vn - Học viện Quân y phối hợp với Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh vừa tổ chức tuyển tình nguyện viên để tiêm thử nghiệm giai đoạn 2 vaccine Nanocovax phòng COVID-19.
VTV.vn - Tại thành phố Busan (Hàn Quốc), hãng taxi địa phương Tomato Taxi bắt đầu triển khai dịch vụ hỗ trợ đi lại dành riêng cho những người nghi mắc COVID-19 - theo Korea Herald.
VTV.vn - Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh đây là chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước đến nay ở Việt Nam với hơn 100 triệu liều.
VTV.vn - Các phát hiện của nghiên cứu cho thấy các loại vaccine ngừa COVID-19 hiện nay cần tạo ra những phản ứng kháng thể mạnh hơn sự lây nhiễm tự nhiên.
VTV.vn - Người phụ nữ 44 tuổi, trú tại Đồng Tháp được đưa vào viện trong tình trạng chóng mặt, đau đầu nhiều, nôn ói, khó thở.
VTV.vn - Bệnh nhân 1536 đang điều trị tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng vẫn có diễn biến rất nặng, thậm chí nặng hơn bệnh nhân 91.
VTV.vn - Theo kênh NBC News, một số dược sĩ Mỹ cho biết một giải pháp đơn giản để hàng nghìn người Mỹ nữa được tiêm vaccine COVID-19 mỗi tuần. Đó là dồn số vaccine còn thừa.
VTV.vn - Các bác sĩ Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhi 7 tháng tuổi bị chấn thương sọ não.
VTV.vn - Các bác sĩ Israel cho biết một thai nhi có mẹ mắc COVID-19 có thể đã chết lưu sau khi nhiễm virus qua nhau thai.
VTV.vn - Khi đang nghỉ ngơi tại nhà trọ, nam thanh niên đột ngột bị ngừng tim, ngừng tuần hoàn.
VTV.vn - Việc các binh lính uống máu rắn và "ăn sống nuốt tươi" các loài động vật hoang dã trong những cuộc tập trận thường niên có thể dẫn đến nguy cơ bùng phát các đại dịch mới.
VTV.vn - Cùng với việc triển khai xét nghiệm trên diện rộng để kiểm soát dịch COVID-19, Hải Dương tiếp tục triển khai xét nghiệm SARS-CoV-2 thêm cho các nhóm đối tượng.
VTV.vn - Các nhà sản xuất vaccine Việt Nam đang nỗ lực để cho ra vaccine COVID-19 vào cuối năm nay.