1. Ngồi làm việc đúng tư thế
Cũng giống như các bạn học sinh, sinh viên, giới văn phòng khi ngồi làm việc cần chú ý tư thế ngồi đúng chuẩn để đảm bảo hệ xương và giữ cho mắt sáng khỏe. Bạn nên ngồi thẳng lưng, dựa vào ghế để hỗ trợ thắt lưng, đùi vuông góc với cẳng chân, bàn chân đặt thằng lên nền nhà, khuỷu tay đặt vuông góc với mặt bàn. Vị trí mắt cách màn hình máy tính 50 -70 cm và để màn hình ngang tầm hoặc thấp hơn tầm mắt 10- 20cm.
2. Hạn chế nguy cơ từ ánh sáng xanh
Ánh sáng xanh là loại ánh sáng có hại cho mắt phát ra từ màn hình máy tính, điện thoại, tivi,… có khả năng tác động thường xuyên gây tổn thương tế bào biểu mô sắc tố võng mạc, làm chết các tế bào thị giác và là một trong những nguyên nhân thoái hóa điểm vàng. Do đó, nên giảm thời gian ngồi máy tính, điều chỉnh độ sáng, độ tương phản của màn hình cho phù hợp với các thời điểm và môi trường khác nhau.
Áp dụng luật 20 – 20 – 20: Nghĩa là cứ 20 phút bạn nên rời khỏi chỗ của mình, nhìn vô định vào một thứ gì đó cách xa 20 feet (khoảng 6 mét) trong 20 giây. Hành động này sẽ giúp mắt nghỉ ngơi sau những phút làm việc căng thẳng
3. Điều chỉnh ánh sáng phòng làm việc
Ánh sáng phòng làm việc nên được cân đối hài hòa giữa ánh sáng tự nhiên và nguồn sáng nhân tạo từ bóng đèn để mắt bạn được bảo vệ tốt hơn. Ánh sáng yếu hay quá sáng, quá trắng hay quá vào đều ảnh hưởng tới sự điều tiết của đôi mắt.
4. Massage cho đôi mắt
Đây là một cách khá đơn giản mà lại không tốn kém. Nếu bạn luyện được thành thói quen sẽ giúp không chỉ cho mắt bạn được thư giãn mà còn cải thiện tinh thần sảng khoái. Sau khoảng 40 – 45 phút, bạn nên nhắm mắt 2 – 3 phút và massage quanh mắt 5 phút để máu lưu thông tốt hơn. Bạn dùng ngón tay xoay nhẹ nhàng vòng quanh mắt. Dùng ngón tay vuốt nhẹ bầu mắt trên và quầng mắt dưới. Để 2 ngón trỏ giữa hai chân mày và sau đó day huyệt hai bên cánh mũi. Bên cạnh đó, những động tác massage này còn giúp ngăn ngừa những nếp nhăn quanh mắt.
5. Chăm sóc và vệ sinh đúng cách
Trừ lúc ngủ, mắt bạn "làm việc " trung bình 16 – 18 tiếng mỗi ngày. Do đó, bạn cần chú ý cho mắt nghỉ và vệ sinh mắt thường xuyên. Có tới hơn 75% dân văn phòng bị khô mắt, do đó việc khám mắt định kỳ để kiểu tra các bệnh thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể hay các bệnh về mắt khác là việc làm rất cần thiết
Bên cạnh đó, bạn nên rửa mặt, tẩy trang lông mi hằng ngày (nếu trang điểm). Với những người đeo kính áp tròng thì không nên mang kính áp tròng quá 12 tiếng một ngày.
6. Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho mắt
Theo chuyên gia nhãn khoa, để bảo vệ đôi mắt sáng khỏe, dân văn phòng nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu dưỡng chất cho mắt và có khả năng chống lại ánh sáng xanh. Bên cạnh đó, cũng nên có chế độ ăn uống, thư giãn hợp lý, tăng cường các hoạt động ngoài trời và hạn chế nước uống có cồn.
Những dưỡng chất có thể bổ sung:
Astaxanthin
Là một carotenoid tư nhiên chiết xuất từ vi tảo lục Haematococcus Pluvialis Nhật Bản với khả năng ngăn cản quá trình oxy hóa gây lão hóa và tổn thương tế bào mắt, giúp tăng cường khả năng điểu tiết, cải thiện thị lực, hỗ trợ phòng ngừa bệnh cận thị, loạn thị.
Lutein
Là một carotenoid tập trung điểm vàng võng mạc của mắt người, cải thiện khả năng truyền tin qua khe kết nối trong võng mạc rất cần thiết cho tiến trình xử lí hình ảnh và sự phát triển của thần kinh thị giác. như rau có màu xanh đậm (bó xôi, cải, xúp lơ xanh…), các loại củ quả như bắp ngô, ớt chuông đỏ, cà rốt, quả bơ, quả kiwi, hay lòng đỏ trứng gà…
Bilberry extract
Chứa thành phần Anthocyanoside có tác dụng chống oxy hóa, cải thiện vi tuần hoàn, tăng dòng máu đến nuôi dưỡng, phục hồi tế bào mắt. Bilberry extract có trong tinh chất quả việt quất
Vitamin A
Thành phần thiết yếu của thành tố võng mạc, tăng khả năng điều tiết giúp mắt nhìn được trong vào ban đêm. Vitamin này có trong cà rốt, khoai lang, ớt chuông …
Vitamin B2
Được biến đổi thành 2 co-enzym là fiavin mononucleotrd (FMN) và fiavrn adenm dmucleotrd (FAD), là các dạng co-enzym hoạt động cần cho sự hô hấp của tế bào. Vitamin B2 có trong: ngũ cốc, rau xanh, đậu các loại, thịt, trứng, sữa, tim, thận, gan, lách...
* Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam!
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa phẫu thuật trong đêm cứu sống bệnh nhi ngay sau khi chào đời tại Khoa Sản – Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
VTV.vn - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nam bệnh nhân 62 tuổi, trong tình trạng suy thận cấp, rối loạn nhịp tim rung nhĩ, đường huyết tăng cao không kiểm soát...
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa kịp thời xử trí, cứu sống một bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê.
VTV.vn - Tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang diễn biến phức tạp và đáng lo ngại.
VTV.vn - Sáng nay 22/11, tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa), Tàu 414 Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiến hành bàn giao ngư dân bị bệnh trên tàu cá cho gia đình và chính quyền địa phương.
VTV.vn - Mới đây, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận một bệnh nhân đái tháo đường nhập viện trong tình trạng viêm tụy cấp do rượu.
VTV.vn - Tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi là biện pháp tăng cường giúp bảo vệ trẻ khi dịch sởi đang gia tăng trong nhóm tuổi này.
VTV.vn - Trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 6 trường hợp bệnh nhân chấn thương nặng do sử dụng pháo, mìn tự chế.
VTV.vn - Sở Y tế Đồng Nai vừa có thông cáo báo chí về tình hình dịch sởi trên địa bàn tỉnh.
VTV.vn - Đây là chủ đề của Tuần lễ Nâng cao nhận thức về kháng thuốc (18 - 24/11) do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra.
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm.