Xung quanh thực trạng đáng báo động này, phóng viên VTV News vừa có cuộc phỏng vấn với TS.BS.Tôn Thất Minh, Chủ tịch phân hội Nhịp tim Việt Nam.
TS.BS.Tôn Thất Minh, Chủ tịch phân hội Nhịp tim Việt Nam.
PV: Thưa bác sĩ, có phải bệnh nhân cao huyết áp đang ngày càng trẻ hóa?
TS.BS.Tôn Thất Minh: Đúng vậy, đây là nhận xét hoàn toàn chính xác và đúng theo thống kê về khoa học. Ở Việt Nam chúng ta vào những năm 1960, tỷ lệ dân số bị cao huyết áp chỉ chiếm 1%. (đây là con số tương đối bởi thời kỳ đó chúng ta chưa có điều tra dịch tễ). Nhưng mà đến năm 2008 thì tỷ lệ này đã tăng lên tới 25,5%. Và người ta ước tính đến năm 2050 thì con số này có thể lên tới trên 30%.
Như vậy, nhìn vào bối cảnh chung có thể thấy tỷ lệ người dân mắc cao huyết áp càng ngày càng tăng lên. Và trong thời gian gần đây, người ta thấy tỷ lệ tăng huyết áp ở người trẻ ngày càng tăng lên.
PV: Vậy đâu là nguyên nhân khiến người trẻ bị cao huyết áp ngày càng nhiều, thưa bác sĩ?
TS.BS.Tôn Thất Minh: Riêng với người trẻ, cuộc sống xã hội bây giờ quá căng thẳng. Họ làm việc với tốc độ cao hơn. Lối sống của họ cũng có nhiều thay đổi.
Các yếu tố nguy cơ làm tăng huyết áp
Ví dụ họ sẽ ăn nhiều thức ăn nhanh hơn. Họ sẽ uống bia rượu nhiều hơn. Họ thức khuya làm việc nhiều hơn, áp lực công việc lớn hơn và những đòi hỏi, nhu cầu của xã hội mà họ phải đáp ứng nhiều hơn. Cho nên tỷ lệ tăng huyết áp ở người trẻ tăng lên chủ yếu do lối sống xã hội đưa đẩy đến.
PV: Nhiều người trẻ thường không có thói quen đo huyết áp, nhưng thi thoảng họ cảm thấy căng thẳng, hồi hội và đặc biệt tim đập mạnh. Bác sĩ có thể cho biết liệu có mối liên hệ giữa nhịp tim và tăng huyết áp hay không?
TS.BS.Tôn Thất Minh: Đây là thông tin quan trọng. Tôi xin nhắc là trước đây khi mà chúng ta điều trị cao huyết áp, đặc biệt là những người không có chuyên môn về y khoa hay thậm chí cả một số người có chuyên môn, người ta chỉ quan tâm đến chỉ số cao huyết áp không thôi. Mặc dù máy đo huyết áp tự động bây giờ chúng ta hay sử dụng có đến 3 thông số: Số trên cùng là tâm trương, số ở giữa là tâm thu và số cuối là nhịp tim. Nhưng người ta thường chú ý đến chỉ số huyết áp thôi chứ ít để ý đến chỉ số nhịp tim. Nhưng rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng: Nhịp tim đóng vai trò quan trọng trong các biến cố tim mạch, các tai biến do cao huyết áp.
Cần lưu ý đến chỉ số nhịp tim trên các thiết bị đo huyết áp.
PV: Vậy theo các khuyến cáo, nhịp tim ở mức bao nhiêu là tốt thưa bác sĩ?
TS.BS.Tôn Thất Minh: Theo khuyến cáo của Hội cao huyết áp châu Âu, nhịp tim ở người cao huyết áp thì chúng ta nên giữ ở mức 80 nhịp/phút. Nếu chúng ta để trên 80 nhịp/phút thì nó dễ dẫn đến biến cố tim mạch. Hiện có khoảng 30% bệnh nhân cao huyết áp có nhịp tim trên 80 nhịp/phút và đây là trở ngại với công tác điều trị nếu chúng ta không chú ý đến nhịp tim. Còn đối với một số bệnh lý khác như bệnh nhân suy tim thì chúng ta cần duy trì nhịp tim lúc nghỉ dưới 70 lần/phút. Bệnh nhân mạch vành cần duy trì nhịp tim lúc nghỉ từ 55-60 nhịp/phút.
Khuyến cáo về việc duy trì nhịp tim ở giới hạn an toàn.
Tuy nhiên cần lưu ý là nhịp tim còn phụ thuộc vào tính chất sinh lý của mỗi người. Nếu một người trẻ hoạt động nhiều, ví dụ như chơi thể dục thể thao nhiều thì nhịp tim của họ có thể thấp, dưới 60 nhịp/phút, do họ vận động nhiều nên quả tim của họ khỏe, nó không cần phải đập nhiều. Cho nên khi bệnh nhân đến khám chúng ta phải hỏi kỹ xem họ có chơi thể dục thể thao nhiều không. Nếu có thì dù nhịp tim họ chậm, chúng ta cũng không kết luận là họ bị bệnh lý. Cần cho họ gắng sức để xác định đó là nhịp tim bệnh lý hay sinh lý. Bởi khi họ gắng sức thì nhịp tim có thể vẫn tăng lên mức như bình thường. Cho nên vấn đề nhịp tim chậm đôi khi không cần quá lo lắng. Nếu không có triệu chứng gì và mình vẫn sinh hoạt bình thường thì đó không phải bệnh lý.
PV: Trước những mối lo của người trẻ về ẩn họa cao huyết áp, bác sĩ có lời khuyên nào dành cho họ?
TS.BS.Tôn Thất Minh: Trong những người bị cao huyết áp người ta chia thành 2 nhóm nguy cơ. Thứ nhất là nhóm nguy cơ không thể thay đổi được, như là tuổi tác, giới tính. Tuy nhiên còn có nhóm nguy cơ liên quan đến lối sống có thể thay đổi được để mình cải thiện tỷ lệ tăng huyết áp, ví dụ như chế độ ăn uống, tập thể dục, chúng ta cần tăng cường chế độ ăn lành mạnh và chăm chỉ thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe... Đồng thời cần loại bỏ những thói quen không tốt về ăn ngủ, sinh hoạt.. thì chúng ta sẽ giảm thiểu được nguy cơ bị tăng huyết áp.
PV: Xin cảm ơn bác sĩ!
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Hội thảo Khoa học về vai trò của Vitamin D3 và K2 trong việc cải thiện mật độ xương và tăng trưởng chiều cao ở trẻ em vừa được tổ chức.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (Hà Nội) vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân nữ 81 tuổi, có khối u bướu giáp khổng lồ tồn tại 30 năm
VTV.vn - Nam bệnh nhân L.V.S. (65 tuổi, Hải Dương) có tiền sử khỏe mạnh, không có bất kỳ dấu hiệu vết thương hoặc xây xước nào trên cơ thể.
VTV.vn - Gout là một dạng viêm khớp khá phổ biến thường gây ra đau nhức, khó chịu. Do đó, việc tìm kiếm một giải pháp dinh dưỡng hỗ trợ hiệu quả trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
VTV.vn - Bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt vừa can thiệp kịp thời cứu một nam bệnh nhân còn rất trẻ, mới chỉ 31 tuổi nhưng đã bị nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Thoái hóa điểm vàng dễ gặp khi con người bước vào tuổi trung niên. Vì thế cần điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp.
VTV.vn - Đó là trường hợp của nữ bệnh nhân N.H.M.T. (sinh năm 2000, quê Khánh Hòa) khi mắc phải căn bệnh Wilson thể gan - thần kinh hiếm gặp.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 42 tuổi, được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) trong tình trạng đau ngực dữ dội..
VTV.vn - Gần đây, nhiều người đến bệnh viện cấp cứu do bị suy kiệt thể trạng, phù phổi dẫn đến hôn mê. Nguyên nhân là do nhiều ngày nhịn ăn và chỉ uống nước kiềm.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 56 tuổi (Hà Tĩnh) nhập Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.
VTV.vn - Trong tuần 44 (từ 28/10 - 3/11/2024), số ca mắc sởi ghi nhận tại TP Hồ Chí Minh có dấu hiệu gia tăng ở nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi và nhóm từ 11 tuổi trở lên.
VTV.vn - Một ngư dân đang đánh bắt hải sản trên biển thì bất ngờ bị thương được lực lượng Cảnh sát biển 3 cứu kịp thời đưa vào đất liền điều trị.
VTV.vn - Mỗi khi giao mùa hay trở lạnh, cha mẹ lo lắng con mắc bệnh hô hấp, gây khó chịu và có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm nếu không được chăm sóc đúng cách.
VTV.vn - Ủy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh vừa phê duyệt khoản viện trợ từ Tổ chức Smile Train, Inc. nhằm triển khai dự án "Hỗ trợ điều trị trẻ em bị khe hở môi - vòm miệng".
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa cấp cứu và điều trị thành công cho một bệnh nhân nữ 75 tuổi, nhập viện trong tình trạng đau ngực dữ dội.