Theo chia sẻ của PGS.TS Phạm Thị Bích Đào, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, giải phẫu tai con người phân chia thành 3 phần là tai ngoài, tai giữa và tai trong. Bệnh lý về tai ngoài, tai giữa hay tai trong đều có thể khiến chúng ta nghe kém.
Nghe kém do bệnh lý tai ngoài
Ráy tai: Ống tai ngoài truyền âm thanh tới màng nhĩ. Ráy tai ở ống tai ngoài cản trở âm thanh không thể truyền tới, ráy tai là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây nghe kém.
Viêm ống tai ngoài: Những nguyên nhân của sưng nề ống tai ngoài có thể do dị ứng, nhiễm trùng da và viêm (gọi là viêm ống tai ngoài) gây ảnh hưởng đến chức năng nghe. Màng nhĩ là một phần phân chia tai ngoài và tai giữa, rất dễ bị viêm nhiễm, bị ảnh hưởng bởi nhiễm trùng từ tai ngoài.
Dị vật tai: ở ống tai ngoài là một nguyên nhân cản trở sự dẫn truyền của âm thanh.
Lồi xương ống tai: Dù không thường gây nghe kém nhưng sự phát triển của xương bất thường ở ống tai ngoài có thể nghĩ tới phẫu thuật nếu cần thiết để tránh giảm sức nghe và các biến chứng khác.
Nghe kém do bệnh lý tai giữa
Thủng màng nhĩ: do viêm tai giữa vỡ mủ, chấn thương, tiếng ồn hay vật cứng bất kỳ đẩy sâu vào ống tai khiến màng nhĩ thủng và dễ viêm nhiễm ảnh hưởng tới sức nghe.
Dị vật tai giữa: thường xảy ra ở tai giữa đã bị thủng hoặc trường hợp sử dụng dụng cụ ngoáy tai hoặc do thầy thuốc gây ra khi thực hiện một số thủ thuật điều trị bệnh tai như: đặt ống thông khí…
Viêm tai giữa: bình thường tai giữa có sự lưu thông không khí với mũi xoang thông qua vòi Eustachian ở cửa mũi sau, bởi vậy khi nghẹt mũi, cảm lạnh hay nhiễm vi khuẩn, virus cản trở sự lưu thông không khí qua vòi Eustachian lên tai giữa khiến tai giữa bị viêm và nhiễm trùng. Vấn đề này thường gặp ở trẻ em và cả người lớn.
Cholestetatoma: là một khối u biểu bì lạc chỗ nằm ở tai giữa hoặc xương chũm, có khả năng phá hủy xương rất nhanh.
Chấn thương bởi áp suất: sự thay đổi áp lực không khí như là khi đi lặn hoặc máy bay là nguyên nhân gây đau và giảm sức nghe do thủng màng nhĩ (rupture eardrum).
Chấn thương do tai nạn làm tổn thương hệ thống xương con ở tai giữa ảnh hưởng tới sự dẫn truyền âm thanh từ tai ngoài đến ốc tai ở tai trong.
Xốp xơ tai: là bệnh do rối loạn quá trình tiêu xương và tạo xương ở tai làm cứng khớp xương con dẫn đến làm tổn thương tiền đình, tai trong khiến người bệnh nghe kém tiến triển, có thể gây điếc không hồi phục nếu không điều trị kịp thời.
Nghe kém do bệnh lý tai trong
Lão thính: thường gặp ở lứa tuổi từ 60 - 70, là nguyên nhân gây giảm sức nghe ở người già.
Chấn thương thần kinh do tiếp xúc với tiếng ồn: là nguyên nhân thứ hai gây tổn thương cơ quan thính giác do các tế bào lông ở ốc tai bị tổn thương nặng nề bởi tiếng ồn lớn.
Bệnh lý tim mạch: gây ảnh hưởng tới sức nghe của con người khi lượng máu được cung cấp cho tai trong hay trung tâm đảm nhiệm chức năng nghe ở não bị suy giảm hoặc dừng hoàn toàn.
Một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus có thể là nguyên nhân làm giảm sức nghe tiếp nhận (do thương tổn ở tai trong) như là: quai bị, sởi, đậu mùa, giang mai…
Do thuốc: một vài thuốc được biết đến như là nguyên nhân gây giảm sức nghe tiếp nhận do gây độc với tai trong. Hiện nay, chúng chỉ còn được sử dụng trong điều trị cho các bệnh đe dọa tới tính mạng như là ung thư và/hoặc nhiễm trùng nghiêm trọng.
Bệnh tiểu đường: là một nguyên nhân gây giảm sức nghe tiếp nhận, bởi vậy người bệnh tiểu đường nên được kiểm tra định kỳ.
Bệnh Menieres: hội chứng bao gồm triệu chứng giảm sức nghe và mất thăng bằng, thường có ù tai ở một hoặc cả 2 bên tai.
Do di truyền: tuy rất khó để xác định là nguyên nhân gây nghe kém nhưng sự giảm sức nghe là do nguyên nhân di truyền có thể khởi phát muộn trong hội chứng Ushers (sự mất dần cả thính lực và thị giác).
Khối u: dù không thường gặp nhưng khối u có thể phát triển ở tai trong và trong thân não. Nó là một khối u lành tính (thường ở 1 bên) gọi là u dây thần kinh tiền đình (U schwannoma), phát triển chậm, đè lên dây thần kinh thính giác khiến nghe kém và ảnh hưởng tới chức năng thăng bằng kèm theo ù tai.
Sa sút trí tuệ: tuy còn đang trong quá trình nghiên cứu, nhưng có thể nhận thấy sự liên quan giữa nghe kém và sa sút về trí tuệ. Khi nghe kém không được kiểm soát và điều trị kịp thời có thể đẩy nhanh quá trình dẫn tới suy giảm về nhận thức và sa sút trí tuệ.
Nghe kém có đáng lo ngại?
Không đáng ngại nếu nghe kém chỉ là triệu chứng của bệnh viêm ống tai ngoài hay nút ráy tai, lồi xương ống tai.
Nhưng có thể lại báo hiệu một thương tổn nguy hiểm như: viêm tai giữa nguy hiểm (loại viêm tai giữa có thể biến chứng gây áp xe não, viêm màng não, viêm tĩnh mạch bên, liệt mặt….), nếu không sớm được thăm khám và điều trị tại các cơ sở chuyên khoa có thể dẫn tới những hậu quả khó lường như điếc không hồi phục.
Vậy nên, nếu có biểu hiện của bệnh về tai nói chung hay nghe kém nói riêng, mỗi chúng ta đừng bỏ qua khi bệnh chưa tiến triển nặng, nên tới gặp các bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và tư vấn điều trị kịp thời.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Tiết lộ bí mật đằng sau Neo Kids – Thương hiệu toàn cầu chăm sóc sức khỏe trẻ em, chinh phục người tiêu dùng bởi chất lượng vượt trội, sự uy tín và tình yêu trọn vẹn.
VTV.vn - Tính đến tuần 46, TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận 12.013 ca mắc sốt xuất huyết và là tỉnh, thành phố có số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất khu vực phía Nam (chiếm 25%).
VTV.vn - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương qua xét nghiệm đã xác định mẫu bệnh phẩm một trường hợp tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng dương tính với bệnh bạch hầu.
VTV.vn - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nam bệnh nhân 62 tuổi, trong tình trạng suy thận cấp, rối loạn nhịp tim rung nhĩ, đường huyết tăng cao không kiểm soát...
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa kịp thời xử trí, cứu sống một bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê.
VTV.vn - Tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang diễn biến phức tạp và đáng lo ngại.
VTV.vn - Sáng nay 22/11, tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa), Tàu 414 Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiến hành bàn giao ngư dân bị bệnh trên tàu cá cho gia đình và chính quyền địa phương.
VTV.vn - Mới đây, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận một bệnh nhân đái tháo đường nhập viện trong tình trạng viêm tụy cấp do rượu.
VTV.vn - Tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi là biện pháp tăng cường giúp bảo vệ trẻ khi dịch sởi đang gia tăng trong nhóm tuổi này.
VTV.vn - Trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 6 trường hợp bệnh nhân chấn thương nặng do sử dụng pháo, mìn tự chế.
VTV.vn - Sở Y tế Đồng Nai vừa có thông cáo báo chí về tình hình dịch sởi trên địa bàn tỉnh.
VTV.vn - Đây là chủ đề của Tuần lễ Nâng cao nhận thức về kháng thuốc (18 - 24/11) do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra.
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.