Tại Trung tâm thính học Bệnh viện Nhi Trung ương, mỗi ngày đều có không ít gia đình có con trong độ tuổi đi học đang xếp hàng chờ khám.
Chị Hương (trú tại Đống Đa, Hà Nội) mang cả hai con, một bé gái học lớp 3 và một bé trai đang học mẫu giáo 5 tuổi đến bệnh viện kiểm tra. Cháu bé đã học lớp 3 và điểm môn tiếng Việt lúc nào cũng kém do đọc và viết sai chính tả. Thậm chí đến năm học này, cháu không thích giơ tay phát biểu trên lớp và hay chơi một mình, không chơi với các bạn ở lớp nữa.
Chị Hương chia sẻ: Mấy tuần nay, cô giáo ngày nào cũng nhắn tin bảo tôi đưa con đi khám. Xong lấy quyết tâm mãi, tôi mang con lớn đi khám, tiện thể mang luôn cháu nhỏ đi khám cùng. Lỗi là do tôi đã không quyết đoán và để ý các con từ nhỏ. Sau khi làm các test đo thính lực và kiểm tra khả năng phát âm - ngôn ngữ thì tôi còn bàng hoàng hơn khi biết vốn từ vựng của con ít hơn so với độ tuổi và khả năng hiểu lời hội thoại chỉ được 80%.
ThS.BS Lại Thu Hà, Giám đốc Trung tâm Thính học và Trị liệu Ngôn ngữ, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Chị Hương chỉ là một trong rất nhiều phụ huynh đã đến đây khám đều không ngờ nói ngọng của con mình là do nghe kém. Tại trung tâm, chúng tôi thống kê được cứ 10 bệnh nhi đến khám về vấn đề nói ngọng thì có 1 bệnh nhân nói ngọng do bị nghe kém. Mức độ nghe kém của trẻ nói ngọng thường ở mức nhẹ đến trung bình nặng, ở mức độ này trẻ vẫn phản ứng khá tốt với âm thanh như gọi thì quay lại hoặc vẫn có khả năng nói dù ngọng. Vì vậy, cha mẹ thường không bao giờ nghĩ con bị nghe kém vì theo quan niệm thông thường nghe kém là không nghe thấy gì.
Cùng chờ làm thủ tục đưa con vào khám như chị Hương là một vợ chồng chị Giang đến từ Thái Nguyên. Chị Giang cho hay: "Chỉ thấy cháu ít nói, mà lúc nói thì không ai hiểu cháu nói gì vì các âm cứ ríu vào nhau. Nhà tôi cũng chữa mẹo đủ kiểu rồi đi gặp thầy lang rút lưỡi mà không thấy ăn thua. Nên hôm nay mới quyết định đưa cháu xuống Hà Nội khám xem các bác sĩ cho thuốc gì về uống để hết nói ngọng. Nhưng đến lúc khám xong chúng tôi bị sốc khi bác sĩ nói con tôi nói ngọng là do nghe kém mức độ trung bình cả hai tai".
Chia sẻ về nguyên nhân và giải pháp của vấn đề nói ngọng thường gặp ở trẻ em, ThS.BS Lại Thu Hà cho biết: Nói ngọng là một vấn đề nói về khả năng phát âm không rõ ràng ở trẻ nhỏ hoặc thậm chí cả trên người lớn. Trong y khoa, nói ngọng được gọi là rối loạn phát âm (Speech Disorder). Nói ngọng hay rối loạn phát âm có nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể do cấu trúc môi-vòm bất thường. Hoặc có thể do bại não. Có thể do quá trình thụ đắc ngôn ngữ chậm trễ dẫn đến hệ thống âm vị trên não bị trì trệ lại nên hệ thống phát âm âm vị của trẻ chưa được hoàn thiện. Những nguyên nhân trên chúng ta rất dễ nhận biết. Nhưng có một căn nguyên mà các cha mẹ thậm chí cả các nhà chuyên môn hay bị bỏ sót đó là do sức nghe để lại.
"Bố mẹ rất khó phát hiện ra trẻ nghe kém nếu trẻ chỉ nghe kém một bên (một tai sức nghe bình thường, tai còn lại bị nghe kém), hoặc nghe kém mức độ nhẹ đến trung bình nặng hai tai, hoặc nghe kém tiến triển, hoặc nghe kém tần số cao, hoặc nghe kém tần số thấp… Hầu hết trẻ nhỏ bị một trong các vấn đề trên sẽ ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện phát âm theo đúng lứa tuổi của mình và vốn từ vựng không phong phú, đa dạng. Nhưng thông thường cha mẹ chỉ thấy con mình nói ngọng và nghĩ rằng chắc lớn sẽ hết" - ThS.BS Lại Thu Hà cho hay.
Đối với những trường hợp trẻ nghe kém, giải pháp cho các cháu bé đó là phải đeo các thiết bị trợ thính (máy trợ thính, F.M...) và có kế hoạch trị liệu ngôn ngữ phù hợp cho từng đối tượng cụ thể thì trẻ sẽ hết nói ngọng.
Nói ngọng tuy là một khiếm khuyết, không ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ nhưng lại là một cản trở lớn trong quá trình phát triển, hòa nhập cộng đồng của các em. Một trong những nguyên nhân là do chủ quan trong nhận thức của cha mẹ đối với vấn đề rối loạn phát âm ở trẻ.
"Hàng ngày chúng tôi tiếp nhận từ 20 - 30 cháu đến khám với lý do nói ngọng. Con số này không hề ít. Tuy khi đo sức nghe, nhiều lúc mọi người cảm thấy hơi phiền phức, nhưng trên góc độ của những người làm chuyên môn, chúng tôi luôn khuyến cáo các gia đình phải đo sức nghe. Đây không chỉ là quy trình chẩn đoán tại bệnh viện mà còn là quy trình của rất nhiều các cơ sở y tế trên thế giới từ trước đến nay" - ThS.BS Lại Thu Hà chia sẻ.
Chính vì vậy, việc đầu tiên nên làm khi thấy con mình phát âm sai nhiều, phát âm không rõ ràng, mạch lạc là hãy đi đo sức nghe. Sau đó, hãy đi khám các chuyên khoa khác liên quan như răng hàm mặt, tâm bệnh, phục hồi chức năng và đừng quên đánh giá khá năng phát âm để biết được căn nguyên cũng như mức độ nặng nhẹ của con mình.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Gout là một dạng viêm khớp khá phổ biến thường gây ra đau nhức, khó chịu. Do đó, việc tìm kiếm một giải pháp dinh dưỡng hỗ trợ hiệu quả trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 56 tuổi (Hà Tĩnh) nhập Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.
VTV.vn - Trong tuần 44 (từ 28/10 - 3/11/2024), số ca mắc sởi ghi nhận tại TP Hồ Chí Minh có dấu hiệu gia tăng ở nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi và nhóm từ 11 tuổi trở lên.
VTV.vn - Một ngư dân đang đánh bắt hải sản trên biển thì bất ngờ bị thương được lực lượng Cảnh sát biển 3 cứu kịp thời đưa vào đất liền điều trị.
VTV.vn - Mỗi khi giao mùa hay trở lạnh, cha mẹ lo lắng con mắc bệnh hô hấp, gây khó chịu và có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm nếu không được chăm sóc đúng cách.
VTV.vn - Ủy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh vừa phê duyệt khoản viện trợ từ Tổ chức Smile Train, Inc. nhằm triển khai dự án "Hỗ trợ điều trị trẻ em bị khe hở môi - vòm miệng".
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa cấp cứu và điều trị thành công cho một bệnh nhân nữ 75 tuổi, nhập viện trong tình trạng đau ngực dữ dội.
VTV.vn - Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, 10 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh có 3 trường hợp bệnh nhân sốt rét ngoại lai tại Ea Kar và M’Đrắk.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận và lấy dị vật xiên que (dài khoảng 8cm) đâm từ mũi đến hốc mắt của một bé gái 5 tuổi.
VTV.vn - Sau 6 giờ phẫu thuật, các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã nối thành công "của quý" của nam thanh niên đã chính tay cắt nát trong lúc hoang tưởng ảo giác.
VTV.vn - Ngày 4/11/2024, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang (Khánh Hòa) đã đưa vào sử dụng hệ thống Hệ thống CTScan GE Revolution Apex 1975.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa được công bố cho thấy, hơn một nửa dân số thế giới không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe bao gồm: canxi, sắt, vitamin C và E.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa có công văn gửi các bệnh viện trên địa bàn thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.
VTV.vn - Bác sĩ Katy Bowman, tác giả cuốn My Perfect Movement Plan, cho rằng ngồi từ 8-10 tiếng mỗi ngày sẽ khiến bạn già đi nhanh hơn.
VTV.vn - Người bệnh B.T.V. (nữ, 46 tuổi, xã Quảng Yên, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ) nhập viện trong tình trạng đau nhiều vùng bụng dưới, ấn đau tức.